Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam đến năm 2020 (Trang 71)

6 Kết cấu của đề tài

2.2.3.2Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện

Diện mạo của các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện được các chuyên gia nhận định là có màu xám do số lượng doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô ít, qui mô sản xuất yếu và nhiều sản phẩm thậm chí chưa đạt tiêu chuẩn trong nước. Số doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế rất hiếm hoi.

Có thể nói trình độ công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phụ trợ còn thấp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước. Hầu hết các doanh nghiệp sản

xuất sản phẩm phụ trợ trong nước chỉ có trình độ công nghệ bậc 1, chỉ có một vài doanh nghiệp của Thái Lan, Đài Loan bậc 2 và của Nhật Bản có trình độ bậc 3. Điều này đã dẫn đến một hệ quả tất yếu là cơ cấu sản phẩm phụ trợ cho ngành ô tô chỉ dừng lại ở những linh kiện giản đơn. Với các cơ sở nội địa thì nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp này đi lên từ các cơ sở sửa chữa và lắp ráp cơ khí giản đơn nên trình độ hầu hết ở mức trung bình thậm chí là thấp. Nền tảng của các doanh nghiệp ô tô trong nước là những doanh nghiệp cơ khí lớn trước kia làm công việc sửa chữa, đại tu xe nay được bổ sung nâng cao năng lực sản xuất nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu về chất lượng. Cho đến nay, các doanh nghiệp phụ trợ vẫn là những doanh nghiệp nhỏ, thiết bị lạc hậu chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc nên chất lượng kém. Mặc dù cũng có một số doanh nghiệp trong nước đã và đang tiếp cận với công nghệ hiện đại để phục vụ thị trường nhưng hầu hết lại đang đối mặt với những hạn chế về thiếu vốn và lao động có trình độ lao động vận hành công nghệ chuyển giao.

Năng lực của các nhà cung ứng công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam bao gồm cả doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI vẫn còn yếu. Mặc dù các chính sách khai thông dòng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng được cải thiện song số lượng và năng lực của các doanh nghiệp cung cấp FDI vẫn chưa đủ mạnh, các doanh nghiệp nội địa có trình độ công nghệ lạc hậu và trung bình, năng lực tổ chức sản xuất và quản lý vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi, yêu cầu của các nhà lắp ráp FDI.

Hiện nay, chỉ có một vài nhà sản xuất trong nước có thể cung cấp các linh kiện, phụ kiện đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp có vốn đầu tư nước ngoài. Các vật liệu như thép tấm, thép hình, thép đặc biệt … để làm phụ tùng nội địa hoá vẫn chưa được chế tạo trong nước. Chẳng hạn, lớp hỗ trợ nhiên liệu như thép để làm xi lanh, piton, trục khuỷu thì chất thép phải khác, Việt Nam mới chỉ làm được thép xây dựng. Đó là còn chưa nói tới nhôm, duya-ra, thép gió, thép cứng, lá kim đánh lửa … Việt Nam đều chưa sản xuất được. Các vật liệu khác tương tự cũng đều không có nhà cung cấp nội địa. Ví dụ như sơn điện ly cũng phải nhập

khẩu, mới được cung ứng một số ít từ hãng Nippon Paint. Bên cạnh đó, trang thiết bị, bí quyết công nghệ để sản xuất các linh kiện Việt Nam cũng còn thiếu rất nhiều, đặc biệt là chưa có sự chuyển giao công nghệ sản xuất phụ tùng ô tô từ nước ngoài vào Việt Nam.

Một trong những điểm yếu nhất của các các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm phụ trợ ô tô là khả năng nghiên cứu và phát triển (R&D). Điều này một phần được giải thích là do xuất phát từ sự hạn chế về mặt tài chính.

Những hạn chế về mặt công nghệ là nguyên nhân chính dẫn tới những hạn chế về chất lượng của sản phẩm phụ trợ ngành ô tô Việt Nam. Đây cũng là nguyên nhân cản trở sản xuất qui mô lớn, không đủ điều kiện để đáp ứng các đơn đặt hàng lớn, yêu cầu về chất lượng cao của các doanh nghiệp lắp ráp FDI đối với nhà cung ứng sản phẩm phụ trợ nội địa.

 Sự liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất - lắp ráp ô tô và các nhà cung cấp sản phẩm phụ trợ nội địa

Để thực hiện được một chiến lược công nghiệp có hiệu quả thì chúng ta phải quan tâm đến sự hợp tác, liên kết giữa các bên: liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong nước và các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam, trong đó khối trong nước cung cấp linh kiện, phụ tùng và dịch vụ cho khối nước ngoài; phối hợp giữa các bộ và cơ quan khác trong việc thực hiện quy hoạch theo một cách thức phù hợp; kênh hợp tác thường xuyên giữa cộng đồng kinh doanh và các nhà hoạch định chính sách.

Hiện nay, sự liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô với các nhà cung cấp linh phụ kiện trong ngành ô tô còn rất yếu. Các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô vẫn chưa hình thành cho mình được hệ thống các doanh nghiệp cung cấp phụ trợ. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do năng lực sản xuất của các doanh nghiệp nội địa chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà lắp ráp. Công ty Toyota Việt Nam là công ty luôn cố gắng để hình thành cho mình một mạng lưới cung cấp phụ trợ nội địa hùng mạnh nhưng cho đến nay, công ty cũng mới chỉ có được 9 nhà

cung cấp sản phẩm phụ trợ trên cả nước. Con số này vẫn còn là quá nhỏ so với yêu cầu của ngành ô tô.

Sự liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với các nhà cung cấp phụ trợ thường lỏng hơn so với sự liên kết giữa các doanh nghiệp lắp ráp nội địa với các nhà cung cấp phụ trợ. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp FDI thường yêu cầu cao đối với linh phụ kiện cả về chất lượng và trình độ sản xuất còn các nhà lắp ráp nội địa thường chỉ sử dụng những linh kiện đòi hỏi trình độ sản xuất trung bình.

Sự thiếu thông tin về các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ nội địa cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế sự hình thành và mở rộng liên kết giữa các nhà sản xuất và lắp ráp ô tô với những nhà cung cấp linh phụ kiện. Mặc dù các nhà lắp ráp có vốn đầu tư nước ngoài đã rất nỗ lực tìm kiếm nhà cung cấp trong nước nhưng họ không biết phải tìm kiếm các nhà sản xuất linh phụ kiện Việt Nam tiềm năng ở đâu. Một doanh nghiệp Nhật Bản cho biết họ đã đến thăm khoảng 100 doanh nghiệp cung cấp sản phẩm phụ trợ tại Việt Nam mới tìm được một nhà cung cấp phù hợp. Việc tìm kiếm nhà cung cấp nội địa phù hợp là rất tốn kém và mất thời gian nên các nhà lắp ráp không còn động cơ để thay thế linh kiện nhập khẩu bằng linh kiện sản xuất trong nước.

Hiện nay, trong mối liên kết giữa các công ty lắp ráp ô tô và các nhà cung cấp phụ trợ Việt Nam, cơ chế hỗ trợ có tính hai chiều vẫn chưa thực sự rõ ràng, đặc biệt là từ phía các nhà lắp ráp. Các công ty lắp ráp cũng có những hỗ trợ nhất định cho các nhà cung cấp phụ trợ, tuy nhiên sự hỗ trợ này cũng chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ kỹ thuật.

2.3 Đánh giá chung về phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ô tô

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam đến năm 2020 (Trang 71)