Xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu Nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty Điện lực Thủ đức (Trang 61)

- Giờ làm việc hành chính: từ 7h30 đến 12h00 và từ 13h00 đến 16h30.

2.5.2 Xây dựng thang đo

Thang đo được xây dựng với 22 biến quan sát về tạo động lực làm việc cho NLĐ tại CTĐLTĐ, mỗi biến quan sát được đo lường bằng thang đo Likert với 5 mức độ:

1. Hoàn toàn không đồng ý. 2. Không đồng ý.

3. Bình thường. 4. Đồng ý.

Thang đo các yếu tố tác động đến động lực làm việc của NLĐ được điều chỉnh thông qua hai kỹ thuật chính:

+ Phương pháp phân tích khám phá EFA: phương pháp này dùng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Khi thu thập với nhiều biến nhưng các biến có liên hệ với nhau nên chúng ta gom chúng thành các nhóm biến có liên hệ để xem xét và trình bày dưới dạng một số ít các nhân tố cơ bản có tác động đến mức độ hài lòng của NLĐ.

Phương pháp trích hệ số được sử dụng là Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue là 1. Các biến quan sát có trọng số factor loading nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 0,5.

Trong phân tích nhân tố, yêu cầu cần thiết là hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) phải có giá trị lớn (0,5 ≤ KMO ≤ 1) thể hiện phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Kaiser (1974) đề nghị KMO ≥ 0,9 rất tốt, KMO ≥ 0,8 tốt, KMO ≥ 0,7 được, KMO ≥ 0,6 tạm được, KMO ≥ 0,5 xấu và KMO < 0,5 là không thể chấp nhận được.

+ Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: phương pháp này được thực hiện sau khi phân tích nhân tố khám phá. Công cụ Crobach’s Alpha để kiểm định mối tương quan giữa các biến (Reliability Analysis). Nếu biến nào mà sự tồn tại của nó giảm Cronbach’s Alpha thì sẽ được loại bỏ để Cronbach’s Alpha tăng lên, các biến còn lại giải thích rõ hơn về bản chất của khái niệm chung đó.

Sau khi phân tích nhân tố và kiểm định hệ số tin cậy, thang đo được đưa vào phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đối với động lực làm việc của NLĐ tại CTĐLTĐ.

2.5.3 Kết quả nghiên cứu định lượng2.5.3.1 Phân tích các nhân tố nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty Điện lực Thủ đức (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)