Nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty Điện lực Thủ đức (Trang 59)

- Giờ làm việc hành chính: từ 7h30 đến 12h00 và từ 13h00 đến 16h30.

2.5.1.2Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính là nhằm đánh giá sự thỏa mãn và mong muốn của NLĐ, thông qua khám phá các nhân tố tác động đến động lực làm việc của NLĐ, đồng thời xác định thêm một số biến cần thiết để tiến hành điều tra định lượng.

Phương pháp xây dựng thang đo và thu thập thông tin được sử dụng thông qua hình thức thảo luận nhóm và thảo luận tay đôi dựa theo một dàn bài thảo luận gồm những câu hỏi gợi ý cho cuộc thảo luận.

Sau khi loại trừ một số thành phần mang tính trùng lắp, xem xét sự đơn giản, thích hợp cho việc đo lường và tính rõ ràng, phù hợp của các khái niệm đối với đối tượng nghiên cứu, tác giả đã đúc kết lại và đưa ra 5 nhóm yếu tố được quan tâm nhiều nhất và có ảnh hưởng lớn đến động lực làm việc. Cụ thể như sau:

+ Điều kiện làm việc: thành phần điều kiện làm việc được gọi là tốt khi đáp ứng được các yêu cầu như: có đầy đủ trang thiết bị, máy móc, dụng cụ làm việc…

Lương và phúc Điều kiện làm việc Đào tạo và thăng Khen thưởng Mô hình động lực làm việc của người lao động tại Công ty Điện lực Thủđức Môi trường làm

+ Môi trường làm việc: bao gồm mối quan hệ giữa nhân viên với các đồng nghiệp và với cấp quản lý trực tiếp.

+ Lương và phúc lợi: được thể hiện qua các đặc điểm như: mức lương và phụ cấp, chính sách trợ cấp phù hợp, chế độ BHYT, BHXH, BHTN, Công đoàn…

+ Đào tạo và thăng tiến: bao gồm các yếu tố như: hình thức, chất lượng các khóa đào tạo, cơ hội thăng tiến, cơ hội phát triển…

+ Khen thưởng: đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của NLĐ khi có các đặc điểm sau: khích lệ về tinh thần, vật chất; mức độ khen thưởng phù hợp, thỏa đáng.

Qua khảo sát thực tế và sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính tác giả đã đưa ra mô hình tạo động lực làm việc cho NLĐ với giả thuyết được đặt ra như sau:

H1: Sự cảm nhận của nhân viên về các yếu tố trong Điều kiện làm việc cùng chiều thì sự thỏa mãn của nhân viên với động lực làm việc tại CTĐLTĐ và ngược lại.

H2: Sự cảm nhận của nhân viên về các yếu tố trong Môi trường làm việc cùng chiều thì sự thỏa mãn của nhân viên với động lực làm việc tại CTĐLTĐ và ngược lại.

H3: Sự cảm nhận của nhân viên về các yếu tố trong Đào tạo và thăng tiến cùng chiều thì sự thỏa mãn của nhân viên với động lực làm việc tại CTĐLTĐ và ngược lại.

H4: Sự cảm nhận của nhân viên về các yếu tố trong Lương và phúc lợi cùng chiều thì sự thỏa mãn của nhân viên với động lực làm việc tại CTĐLTĐ và ngược lại.

H5: Sự cảm nhận của nhân viên về các yếu tố trong Khen thưởng cùng chiều thì sự thỏa mãn của nhân viên với động lực làm việc tại CTĐLTĐ và ngược lại.

Một phần của tài liệu Nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty Điện lực Thủ đức (Trang 59)