Quy định hiện hành

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam (Trang 37 - 49)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM

3.2 Thực trạng quản lý nhà nước về tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam

3.2.1 Quy định hiện hành

Thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng lần thứ ba, Nghị quyết Trung ƣơng lần thứ chín khoá IX và Nghị quyết Đại hội X của Đảng về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003, Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Đề án cải cách tiền lương giai đoạn 2008 - 2012, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ ban hành các Nghị đi ̣nh về quản lý lao động , tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động phù hợp với lộ trình sắp xếp, đổi mới công ty nhà nước và chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, gồm:

- Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 và Nghị định số 03/2001/NĐ-CP ngày 11/01/2001 của Chính phủ về đổi mới quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước.

- Nghị định số 205/2004/NĐ-CP, số 206/2004/NĐ-CP, số 207/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 quy định chế độ tiền lương, quản lý lao động, tiền lương, thu nhập đối với công ty nhà nước.

- Nghị định số 141/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 quy định chế độ tiền lương, quản lý lao động, tiền lương, thu nhập đối với Tập đoàn kinh tế.

- Nghị định số 86/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 quy định chế độ tiền lương, quản lý lao động, tiền lương, thu nhập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

- Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và tổ chức quản lý Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

Theo nội dung các văn bản nêu trên, chính sách tiền lương của doanh nghiệp nhà nước được tách riêng với khu vực hành chính, từng bước theo thị trường gắn với năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, cụ thể:

38 3.2.1.1 Về lương tối thiểu

Theo quy định của Bộ luật Lao động tiền lương tối thiểu được chia thành:

lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng, ngành.

Đối với mức lương tối thiểu chung, từ năm 2010 đến 2012, các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước áp dụng mức lương tối thiểu chung từ 1/5/2010:

730.000đồng/tháng; từ 1/5/2011: 830.000đồng/tháng; từ 1/5/2012:

1.050.000đồng/tháng).

Mức lương tối thiểu vùng doanh nghiệp nhà nước áp dụngnhư quy định đối với doanh nghiệp trong nước:

Bảng 3.1: Tiền lương tối thiểu vùng của các loại hình doanh nghiệp năm 2010 đến 2012

Tiền lương tối thiểu vùng

Doanh nghiệp trong nước (1.000 đồng)

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Vùng I 980 1.350 2.000

Vùng II 880 1.200 1.780

Vùng III 810 1.050 1.550

Vùng IV 730 830 1.400

Nguồn: Các Nghị định về tiền lương tối thiểu ban hành năm 2010;2011;2012 - Doanh nghiệp áp dụng mức lương tối thiểu chung để tính các mức lương theo các thang lương, bảng lương làm cơ sở đúng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và thực hiện các chế độ khác đối với người lao động theo quy định của pháp luật.

39

- Doanh nghiệp áp dụng mức lương tối thiểu vùng để tính đơn giá tiền lương và trả lương cho người lao động. Nếu bảo đảm điều kiện mức tăng năng suất lao động bình quân cao hơn mức tăng tiền lương bình quân và lợi nhuận năm kế hoạch không thấp hơn so với thực hiện của năm trước liền kề thì doanh nghiệp được áp dụng cao hơn mức lương tối thiểu vùng (không hạn chế mức tối đa) để tính đơn giá và trả lương cho người lao động.

3.2.1.2 Về thang lương, bảng lương

Căn cứ Điều 57 của Bộ luật Lao động, dựa trên quan hệ tiền lương tối thiểu – trung bình – tối đa 1 – 2,34 – 9,1 để xây dựng thang lương, bảng lương (trong đó hệ số tối thiểu áp dụng đối với lao động chƣa qua đào tạo, hệ số trung bình áp dụng với người tốt nghiệp đại học qua tập sự, hệ số tối đa áp dụng đối với Chủ tịch Tập đoàn kinh tế), Chính phủ ban hành Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 và Nghị định số 141/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 quy định hệ thống thang lương, bảng lương trong doanh nghiệp nhà nước.

Các mức lương trong thang lương, bảng lương do Chính phủ quy định được thiết kế bằng hệ số nhân với mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định việc xếp lương được thực hiện theo nguyên tắc làm công việc gì, xếp lương theo công việc đó, giữ chức vụ gì, xếp lương theo chức vụ đó, cụ thể:

 Bảng lương viên chức quản lý doanh được thiết kế theo từng chức danh và áp dụng cho từng loại quy mô doanh nghiệp (hạng doanh nghiệp) và đƣợc phân làm 6 hạng:

- Bảng lương của thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị theo 6 hạng công ty, mỗi chức vụ có 2 bậc lương. Hội đồng quản trị thuộc công ty hạng nào thì xếp lương theo hạng công ty đó, trong đó lương của Chủ tịch Hội đồng quản trị đƣợc thiết kế cao hơn 1 bậc so với Tổng Giám đốc, Giám đốc cùng hạng công ty.

Hệ số lương thấp nhất của Chủ tịch Hội đồng quản trị là 5,65 (hạng III) và cao nhất là 9,1 (Tập đoàn kinh tế).

40

- Bảng lương của Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng theo 6 hạng công ty như Hội đồng quản trị, mỗi chức vụ có 2 bậc lương, hệ số lương thấp nhất của Giám đốc là 5,32 (hạng III) và cao nhất là 8,5 (Tập đoàn kinh tế). Đối với Kế toán trưởng tiền lương được thiết kế thấp hơn 1 bậc so với Phó Giám đốc cùng hạng công ty.

Để xếp lương đối với Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng thì phải xếp hạng doanh nghiệp.

Việc xếp hạng đƣợc dựa trên 2 nhóm tiêu chí gồm: độ phức tạp quản lý (nhƣ vốn, doanh thu, lao động, phạm vi hoạt động) và hiệu quả kinh doanh (nhƣ lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận/vốn, nộp ngân sách nhà nước).

 Thang lương, bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh, gồm:

- Hai thang lương (1 thang lương 7 bậc và 1 thang lương 6 bậc) áp dụng đối với công nhân, nhân viên làm việc gắn với tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật theo nhóm ngành, nghề. Trong mỗi nhóm ngành, nghề thiết kế 3 nhóm lương theo điều kiện lao động: nhóm I tương ứng với điều kiện lao động bình thường, nhóm II tương ứng với điều kiện nặng nhọc, độc hại (cao hơn khoảng 10% so với nhóm I) và nhóm III tương ứng với điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại (cao hơn khoảng 10% so với nhóm II). Trong đó, lấy thang lương nhóm ngành cơ khí, điện, điện tử làm chuẩn để thiết kế tiền lương của các ngành, nghề khác. Mức lương cao nhất trong 2 thang lương là công nhân dầu khí làm việc ngoài biển và công nhân khai thác mỏ hầm lò, hệ số là 5,28;

- 15 bảng lương theo nghề, công việc, áp dụng đối với lao động được đào tạo chuyên môn, kĩ thuật theo từng nghề, công việc khác nhau. Trong đó, xác định quan hệ tiền lương thấp nhất là 1,25 (áp dụng đối với nhân viên bán vé tại các điểm sinh hoạt văn hoá công cộng) và cao nhất là 7,15 (áp dụng đối với Phi công và Thuyền trưởng tàu viễn dương).

41

 Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ, trong đó có:

- Một bảng lương chuyên gia và nghệ nhân (đây là bảng lương giành cho những người có tài năng), trong đó chuyên gia cao cấp gồm 3 bậc lương, thấp nhất là 7,0 và cao nhất là 8,0, áp dụng đối với những người có trình độ chuyên môn cao, kĩ thuật giỏi, quyết định những vấn đề công nghệ hoặc chuyên môn quan trọng nhất của công ty; Nghệ nhân gồm 2 bậc lương, thấp nhất là 6,25, cao nhất là 6,75, áp dụng đối với những người thợ giỏi;

- Một bảng lương đối với nhân viên chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công việc ứng với trình độ đào tạo, đại học gồm 3 cấp: chuyên viên, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp và trình độ đào tạo thấp hơn đại học là cán sự, kĩ thuật viên với số bậc của mỗi ngạch: cán sự 12 bậc, chuyên viên 8 bậc, chuyên viên chính 6 bậc và chuyên viên cao cấp 4 bậc), hệ số lương thấp nhất là 1,75 (bậc 1 ngạch cán sự, kĩ thuật viên) và cao nhất là 6,55 (bậc 4 ngạch cao cấp).

- Một Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ gồm 12 bậc, hệ số thấp nhất là 1,0 và cao nhất là 3,33.

Để xếp lương, nâng bậc lương, ngạch lương đối với công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ thì doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Thông tƣ số 18/2008/TT- BLĐTBXH ngày 16/9/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Theo đó, hằng năm, căn cứ vào nhu cầu công việc, tình hình sản suất, kinh doanh, sau khi tham khảo ý kiến của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, công ty lập kế hoạch và tổ chức nâng bậc lương cho người lao động làm việc. Căn cứ để nâng bậc lương đối với lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc đảm nhận; đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành, phục vụ là tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức và thâm niên làm việc trong công ty.

42

Mức lương theo thang lương, bảng lương của doanh nghiệp được dùng làm cơ sở để thoả thuận tiền lương trong ký kết hợp đồng lao động, đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, phân phối trả lương và thực hiện các chế độ khác đối với người lao động.

Ngoài hệ thống thang lương, bảng lương, Chính phủ còn quy định 6 chế độ phụ cấp lương mà trong thang, bảng lương chưa tính hết các yếu tố này, gồm:

- Chế độ phụ cấp khu vực, áp dụng đối với người làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu xấu. Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5;

0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung.

- Chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc, áp dụng đối với thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát (không kể Trưởng Ban kiểm soát) và những người làm một số công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc phải đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo. Phụ cấp gồm 4 mức:

0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung.

- Chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm, áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm, đặc biệt độc hại, nguy hiểm mà chưa được xác định trong mức lương. Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.

- Chế độ phụ cấp lưu động, áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở. Phụ cấp gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung.

- Chế độ phụ cấp thu hút, áp dụng đối với người đến làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn, do chƣa có cơ sở hạ tầng. Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương cấp bậc, chức vụ hoặc lương chuyên môn, nghiệp vụ. Thời gian hưởng từ 3 đến 5 năm.

43

- Chế độ phụ cấp chức vụ áp dụng đối với các viên chức chuyên môn, nghiệp vụ giữ các chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng. Phụ cấp gồm 7 mức: 0,2; 0,3;

0,4; 0,5; 0,6; 0,7 so với mức lương tối thiểu chung.

3.2.1.3 Về phân phối tiền lương

Với tƣ cách là chủ sở hữu, Chính phủ ban hành Nghị định số 86/2007/NĐ- CP ngày 28/5/2007, Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/03/2010, trên cơ sở đó Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 27/2010/TT- BLĐTBXH ngày 14/9/2010 quy định và hướng dẫn quản lý tiền lương và thu nhập đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Theo đó nội dung về quản lý tiền lương được tách riêng giữa người lao động và các viên chức quản lý theo chế độ bổ nhiệm, cụ thể:

 Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hưởng lương từ quỹ lương tính theo đơn giá tiền lương:

- Hàng năm, căn cứ vào các tiêu chí xác định tiền lương do Nhà nước quy định, kế hoạch kinh doanh, định mức lao động, hệ số cấp bậc công việc, doanh nghiệp xác định đơn giá tiền lương và đăng ký với đại diện chủ sở hữu trước khi thực hiện. Đơn giá tiền lương của doanh nghiệp là cơ sở để xác định chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm, dịch vụ và trả lương cho người lao động.

Khi xác định đơn giá tiền lương, doanh nghiệp áp dụng thấp nhất bằng tiền lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định trong từng thời kỳ và được lựa chọn mức lương tối thiểu cao hơn để tính đơn giá tiền lương và trả lương cho người lao động, nhƣng phải bảo đảm đủ các điều kiện về lợi nhuận và năng suất lao động.

- Cuối kỳ kế toán hàng năm, doanh nghiệp xác định quỹ tiền lương thực hiện được hưởng theo mức độ hoàn thành kế hoạch kinh doanh, quỹ khen thưởng, phúc lợi theo quy định của nhà nước (tối đa không quá 3 tháng tiền lương thực hiện tùy theo mức lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp). Trên cơ sở quỹ tiền lương, tiền thưởng được hưởng, doanh nghiệp tự chủ trong việc trả lương, thưởng theo quy chế

44

do doanh nghiệp xây dựng có sự tham gia của công đoàn, người lao động, bảo đảm dân chủ, công bằng, minh bạch, khuyến khích những người có tài năng, có trình độ, có năng suất lao động cao đóng góp nhiều cho doanh nghiệp.

 Đối với lao động quản lý (gồm Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên) được hưởng quỹ lương riêng, không nằm trong quỹ tiền lương của người lao động:

- Quỹ lương của lao động quản lý làm việc chuyên trách được tính theo năm dựa trên nền tiền lương của người lao động, hệ số điều chỉnh tăng thêm gắn với kết quả, hiệu quả kinh doanh và kết quả hoạt động quản lý, điều hành hoặc kiểm soát.

- Hàng tháng được tạm ứng tối đa bằng 80% của số tiền lương, thù lao tạm tính cho tháng đó; số còn lại thanh toán vào cuối năm theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ: nếu hoàn thành nhiệm vụ thì được hưởng đủ tiền lương kế hoạch, hoàn thành vượt mức kế hoạch thì được hưởng thêm tiền lương, trường hợp không đạt kế hoạch thì phải giảm trừ tiền lương. Nếu không có lợi nhuận hoặc lỗ thì chỉ được hưởng tiền lương chế độ bằng hệ số lương nhân với mức lương tối thiểu chung.

- Quỹ tiền lương kế hoạch, quỹ tiền lương thực hiện đều phải báo cáo chủ sở hữu phê duyệt. Riêng công ty mẹ trong Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91/TTg liên Bộ chỉ thẩm định điều kiện gắn với quỹ tiền lương kế hoạch (quỹ tiền lương thực hiện do Hội đồng thành viên tự xác định).

Đối với những người làm việc không chuyên trách thì hưởng chế độ thù lao theo công việc và thời gian làm việc, nhưng không vượt quá 20% tiền lương của những người làm việc chuyên trách.

- Ngoài tiền lương, các chức danh quản lý còn được hưởng chế độ thưởng theo nhiệm kỳ. Mức tiền thưởng tương ứng với kết quả, hiệu quả kinh doanh của công ty và kết quả hoạt động quản lý, điều hành hoặc kiểm soát. Hàng năm đƣợc

45

tạm ứng 70% tổng số tiền thưởng của năm; số 30% còn lại chỉ được quyết toán và chi trả sau khi kết thúc nhiệm kỳ, căn cứ vào quy chế tài chính và quy chế giám sát, đánh giá do Bộ Tài chính ban hành. Trường hợp kết quả xếp loại công ty và kết quả đánh giá về quản lý, điều hành không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì không được quyết toán 30% số tiền lương năm và không được hưởng 30% số tiền thưởng còn lại của nhiệm kỳ.

- Quỹ tiền lương và thù lao kế hoạch, quỹ tiền lương và thù lao thực hiện, quỹ tiền thưởng của lao động quản lý do doanh nghiệp xác định dựa trên các tiêu chí do Nhà nước quy định, báo cáo chủ sở hữu quyết định và công ty toàn quyền chi trả cho các chức danh quản lý.

3.2.1.4 Công tác tổ chức tuyên truyền, nâng cao ý thức về chính sách tiền lương trong kinh tế thị trường cho cả người lao động và người sử dụng lao động để các bên thực hiện đúng luật pháp

Cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương tới địa phương phối hợp với tổ chức công đoàn, các cơ quan các cấp để tuyên truyền các chính sách mới khi ban hành để người lao động, doanh nghiệp kịp thời cập nhật nhằm nâng cao ý thức chấp hành của doanh nghiệp, vừa tăng năng lực của đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở, tăng khả năng đàm phán của người lao động.

3.2.1.5 Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế định về tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà nước

- Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc

a) Xây dựng kế hoạch sử dụng lao động trình Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch cụng ty phờ duyệt, bỏo cỏo chủ sở hữu để theo dừi, kiểm tra, giỏm sỏt, trờn cơ sở đó tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc tuyển dụng, sử dụng lao động;

b) Tổ chức rà soát, xác định các vị trí, chức danh nghề, công việc; xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, hệ thống tiền lương theo vị trí công việc,

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam (Trang 37 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)