Về thang lương,bảng lương

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam (Trang 39)

CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TIỀN LƢƠNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TẠI VIỆT NAM

3.2.1.2 Về thang lương,bảng lương

Căn cứ Điều 57 của Bộ luật Lao động, dựa trên quan hệ tiền lƣơng tối thiểu – trung bình – tối đa 1 – 2,34 – 9,1 để xây dựng thang lƣơng, bảng lƣơng (trong đó hệ số tối thiểu áp dụng đối với lao động chƣa qua đào tạo, hệ số trung bình áp dụng với ngƣời tốt nghiệp đại học qua tập sự, hệ số tối đa áp dụng đối với Chủ tịch Tập đoàn kinh tế), Chính phủ ban hành Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 và Nghị định số 141/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 quy định hệ thống thang lƣơng, bảng lƣơng trong doanh nghiệp nhà nƣớc.

Các mức lƣơng trong thang lƣơng, bảng lƣơng do Chính phủ quy định đƣợc thiết kế bằng hệ số nhân với mức lƣơng tối thiểu chung do Chính phủ quy định việc xếp lƣơng đƣợc thực hiện theo nguyên tắc làm công việc gì, xếp lƣơng theo công việc đó, giữ chức vụ gì, xếp lƣơng theo chức vụ đó, cụ thể:

 Bảng lƣơng viên chức quản lý doanh đƣợc thiết kế theo từng chức danh và áp dụng cho từng loại quy mô doanh nghiệp (hạng doanh nghiệp) và đƣợc phân làm 6 hạng:

- Bảng lƣơng của thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị theo 6 hạng công ty, mỗi chức vụ có 2 bậc lƣơng. Hội đồng quản trị thuộc công ty hạng nào thì xếp lƣơng theo hạng công ty đó, trong đó lƣơng của Chủ tịch Hội đồng quản trị đƣợc thiết kế cao hơn 1 bậc so với Tổng Giám đốc, Giám đốc cùng hạng công ty. Hệ số lƣơng thấp nhất của Chủ tịch Hội đồng quản trị là 5,65 (hạng III) và cao nhất là 9,1 (Tập đoàn kinh tế).

40

- Bảng lƣơng của Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trƣởng theo 6 hạng công ty nhƣ Hội đồng quản trị, mỗi chức vụ có 2 bậc lƣơng, hệ số lƣơng thấp nhất của Giám đốc là 5,32 (hạng III) và cao nhất là 8,5 (Tập đoàn kinh tế). Đối với Kế toán trƣởng tiền lƣơng đƣợc thiết kế thấp hơn 1 bậc so với Phó Giám đốc cùng hạng công ty.

Để xếp lƣơng đối với Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trƣởng thì phải xếp hạng doanh nghiệp. Việc xếp hạng đƣợc dựa trên 2 nhóm tiêu chí gồm: độ phức tạp quản lý (nhƣ vốn, doanh thu, lao động, phạm vi hoạt động) và hiệu quả kinh doanh (nhƣ lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận/vốn, nộp ngân sách nhà nƣớc).

 Thang lƣơng, bảng lƣơng công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh, gồm:

- Hai thang lƣơng (1 thang lƣơng 7 bậc và 1 thang lƣơng 6 bậc) áp dụng đối với công nhân, nhân viên làm việc gắn với tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật theo nhóm ngành, nghề. Trong mỗi nhóm ngành, nghề thiết kế 3 nhóm lƣơng theo điều kiện lao động: nhóm I tƣơng ứng với điều kiện lao động bình thƣờng, nhóm II tƣơng ứng với điều kiện nặng nhọc, độc hại (cao hơn khoảng 10% so với nhóm I) và nhóm III tƣơng ứng với điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại (cao hơn khoảng 10% so với nhóm II). Trong đó, lấy thang lƣơng nhóm ngành cơ khí, điện, điện tử làm chuẩn để thiết kế tiền lƣơng của các ngành, nghề khác. Mức lƣơng cao nhất trong 2 thang lƣơng là công nhân dầu khí làm việc ngoài biển và công nhân khai thác mỏ hầm lò, hệ số là 5,28;

- 15 bảng lƣơng theo nghề, công việc, áp dụng đối với lao động đƣợc đào tạo chuyên môn, kĩ thuật theo từng nghề, công việc khác nhau. Trong đó, xác định quan hệ tiền lƣơng thấp nhất là 1,25 (áp dụng đối với nhân viên bán vé tại các điểm sinh hoạt văn hoá công cộng) và cao nhất là 7,15 (áp dụng đối với Phi công và Thuyền trƣởng tàu viễn dƣơng).

41

 Bảng lƣơng chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ, trong đó có:

- Một bảng lƣơng chuyên gia và nghệ nhân (đây là bảng lƣơng giành cho những ngƣời có tài năng), trong đó chuyên gia cao cấp gồm 3 bậc lƣơng, thấp nhất là 7,0 và cao nhất là 8,0, áp dụng đối với những ngƣời có trình độ chuyên môn cao, kĩ thuật giỏi, quyết định những vấn đề công nghệ hoặc chuyên môn quan trọng nhất của công ty; Nghệ nhân gồm 2 bậc lƣơng, thấp nhất là 6,25, cao nhất là 6,75, áp dụng đối với những ngƣời thợ giỏi;

- Một bảng lƣơng đối với nhân viên chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công việc ứng với trình độ đào tạo, đại học gồm 3 cấp: chuyên viên, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp và trình độ đào tạo thấp hơn đại học là cán sự, kĩ thuật viên với số bậc của mỗi ngạch: cán sự 12 bậc, chuyên viên 8 bậc, chuyên viên chính 6 bậc và chuyên viên cao cấp 4 bậc), hệ số lƣơng thấp nhất là 1,75 (bậc 1 ngạch cán sự, kĩ thuật viên) và cao nhất là 6,55 (bậc 4 ngạch cao cấp).

- Một Bảng lƣơng nhân viên thừa hành, phục vụ gồm 12 bậc, hệ số thấp nhất là 1,0 và cao nhất là 3,33.

Để xếp lƣơng, nâng bậc lƣơng, ngạch lƣơng đối với công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ thì doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Thông tƣ số 18/2008/TT- BLĐTBXH ngày 16/9/2008 của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Theo đó, hằng năm, căn cứ vào nhu cầu công việc, tình hình sản suất, kinh doanh, sau khi tham khảo ý kiến của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, công ty lập kế hoạch và tổ chức nâng bậc lƣơng cho ngƣời lao động làm việc. Căn cứ để nâng bậc lƣơng đối với lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc đảm nhận; đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành, phục vụ là tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức và thâm niên làm việc trong công ty.

42

Mức lƣơng theo thang lƣơng, bảng lƣơng của doanh nghiệp đƣợc dùng làm cơ sở để thoả thuận tiền lƣơng trong ký kết hợp đồng lao động, đóng và hƣởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, phân phối trả lƣơng và thực hiện các chế độ khác đối với ngƣời lao động.

Ngoài hệ thống thang lƣơng, bảng lƣơng, Chính phủ còn quy định 6 chế độ phụ cấp lƣơng mà trong thang, bảng lƣơng chƣa tính hết các yếu tố này, gồm:

- Chế độ phụ cấp khu vực, áp dụng đối với ngƣời làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu xấu. Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lƣơng tối thiểu chung.

- Chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc, áp dụng đối với thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát (không kể Trƣởng Ban kiểm soát) và những ngƣời làm một số công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc phải đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo. Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lƣơng tối thiểu chung.

- Chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm, áp dụng đối với ngƣời làm nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm, đặc biệt độc hại, nguy hiểm mà chƣa đƣợc xác định trong mức lƣơng. Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lƣơng tối thiểu chung.

- Chế độ phụ cấp lƣu động, áp dụng đối với ngƣời làm nghề hoặc công việc thƣờng xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở. Phụ cấp gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lƣơng tối thiểu chung.

- Chế độ phụ cấp thu hút, áp dụng đối với ngƣời đến làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn, do chƣa có cơ sở hạ tầng. Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lƣơng cấp bậc, chức vụ hoặc lƣơng chuyên môn, nghiệp vụ. Thời gian hƣởng từ 3 đến 5 năm.

43

- Chế độ phụ cấp chức vụ áp dụng đối với các viên chức chuyên môn, nghiệp vụ giữ các chức vụ trƣởng phòng, phó trƣởng phòng. Phụ cấp gồm 7 mức: 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,6; 0,7 so với mức lƣơng tối thiểu chung.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam (Trang 39)