CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI
4.2 Giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý tiền lương nhà nước về tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam
4.2.2 Về thang lương, bảng lương
Vấn đề thang lương, bảng lương là nội dung trong tổ chức lao động cụ thể của từng doanh nghiệp. Việc xây dựng, ban hành một thang lương, bảng lương áp dụng phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động nhằm phát huy đƣợc đặc điểm về lao động, nâng cao sức cạnh tranh của nguồn lao động. Vì vậy, Nhà nước giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp xây dựng thang lương, bảng lương phù hợp với yêu cầu của công việc cũng như trình độ chuyên môn, kỹ năng của người lao động trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong điều kiện lợi thế về thương lượng thuộc người sử dụng lao động, để bảo đảm quan hệ hợp lý về tiền lương giữa lao động giản đơn với lao động có chuyên môn kỹ thuật, khuyến khích người lao động học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tay nghề thì Nhà nước cần quy định một số nguyên tắc chung làm căn cứ để doanh nghiệp, công đoàn thương lượng, thoả thuận xây dựng thang bảng lương. Các nguyên tắc do Nhà nước quy định, bao gồm:
- Thang lương, bảng lương được xây dựng theo công việc hoặc chức danh công việc của lao động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, lao động trực tiếp sản xuât, kinh doanh, lao động quản lý làm việc theo hợp đồng lao động và hưởng lương trong doanh nghiệp.
93
- Mức lương trong các thang lương, bảng lương phải thể hiện được yêu cầu về trình độ đào tạo, độ phức tạp lao động, điều kiện lao động và thâm niên làm việc của người lao động, trong đó:
+ Mức lương thấp nhất trong các thang lương, bảng lương tương ứng với hình thức tiền lương tính theo (tháng, ngày, giờ) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng (theo tháng, ngày, giờ) do Chính phủ quy định, trong đó mức lương bậc 1 (bậc khởi điểm) đối với lao động làm nghề, công việc đòi hỏi qua học nghề phải cao hơn ít nhất 10%; sơ cấp và tương đương cao hơn ít nhất 17%; trung cấp và tương đương cao hơn ít nhất 25 %; cao đẳng và tương đương trở lên cao hơn ít nhất 35% so với mức lương thấp nhất của doanh nghiệp.
+ Mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường.
- Số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp của công việc, cấp bậc công việc đòi hỏi; khoảng cách giữa các bậc phải bảo đảm khuyến khích để người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng; chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề thấp nhất bằng 5%.
- Thang lương, bảng lương phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức và định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.
- Nhà nước quy định cụ thể hơn3 về mức lương bậc 1, khoảng cách giữa các bậc lương, bội số lương theo ngành, nghề... hoặc quy định một số bảng lương khung theo ngành nghề hoặc nhóm ngành nghề nhằm bảo đảm tính thống nhất tương đối giữa các ngành, nghề.
3 Tránh trường hợp doanh nghiệp có lợi thế xây dựng mức lương quá cao, doanh nghiệp không có lợi thế thì kéo dài bậc lương, xây dựng mức lương thấp gây thiệt thòi cho người lao động
94 4.2.3 Về quản lý phân phối tiền lương
- Nhà nước thực hiện quản lý tiền lương theo đúng chức năng quản lý nhà nước theo cơ chế thị trường thông qua:
+ Quy định và làm rừ kết cấu tiền lương để doanh nghiệp thực hiện cỏc chế độ liên quan đến người lao động, hạn chế tình trạng doanh nghiệp chia nhỏ tiền lương thành các khoản trợ cấp, phụ cấp để trốn thuế, trốn đóng bảo hiểm.
+ Quy định việc công khai tiền lương, thu nhập; quy định và hướng dẫn quy trình thương lượng, thỏa thuận tiền lương ở cấp ngành và cấp doanh nghiệp nhât là việc tăng cường năng lực, vai trò, nhiệm vụ của công đoàn cơ sở.
+ Hàng năm tổ chức điều tra và công bố mức tiền lương thấp nhất, trung bình, cao nhất, mức tiền lương bình quân của từng nghề, chức danh, công việc, theo từng cấp độ đào tạo trên thị trường của từng vùng làm cơ sở để kết nối cung cầu lao động, thương lượng thỏa thuận về tiền lương giữa người lao động với người sử dụng lao động;
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các chính sác về tiền lương cho người lao động và người sử dụng lao động; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền lương.
- Nhà nước quy định khung pháp lý cơ bản để tăng cường cơ chế thỏa thuận về tiền lương với một số yêu cầu cụ thể đối với các doanh nghiệp, như:
+ Quy định các nguyên tắc, trình tự để các bên tiến hành thương lượng, thỏa thuận về tiền lương, bảo đảm mức tăng tiền lương phù hợp với mức tăng năng suất lao động.
+ Tạo điều kiện để các tổ chức đại diện người lao động được tham gia xây dựng chính sách liên quan đến người lao động nhằm xây dựng mối quan hệ lao động lành mạnh, ổn định trong doanh nghiệp.
- Nhà nước thông qua khuyến nghị của Hội đồng tiền lương Quốc gia để quyết định các nội dung cụ thể của chính sách tiền lương, như hình thành một số mức lương theo ngành nghề, chức danh công việc; thang lương, bảng lương, bậc lương, khoảng cách bậc lương, hệ số chênh lệch tiền lương đối với lao động qua các
95
cấp đào tạo nghề... để các doanh nghiệp, công đoàn cơ sở và người lao động tham khảo khi xây dụng, thỏa thuận về tiền lương.
- Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước:
+ Nhà nước quy định các nguyên tắc, điều kiện và giao cho doanh nghiệp toàn quyền quyết định trả lương cho người lao động theo vị trí, chức danh công việc (chống phân phối bình quân); gắn tiền lương với năng suất lao động (trong đó năng suất lao động đƣợc tính theo giá trị mới tạo ra), bảo đảm nguyên tắc mức tăng tiền lương hơn mức tăng năng suất lao động; thực hiện cơ chế quản lý tiền lương thông qua xác định, giám sát chặt chẽ quỹ tiền lương thực hiện (thay vì giám sát quỹ tiền lương kế hoạch trước đây) gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm lao động, tăng năng suất để tăng tiền lương; quy định về chế độ báo cáo, kiểm tra, giám sát của chủ sở hữu (kiểm soát việc báo cáo chủ sở hữu tình hình quản lý lao động, tiền lương gắn với kết quả sản xuất kinh doanh, kết quả điều hành doanh nghiệp) và cơ quan quản lý nhà nước.
+ Tiếp tục hình thành quỹ tiền lương, tiền thưởng riêng của viên chức quản lý với người lao động, xác định theo năm gắn với hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn, có khống chế mức tối đa, giao cho doanh nghiệp xác định và trình chủ sở hữu phê duyệt; tách riêng quỹ tiền lương của đại diện chủ sở hữu (Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên) và quỹ tiền lương của bộ máy điều hành (Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng);
Tiếp tục thực hiện chủ trương thí điểm ký họp đồng thuê, trả lương theo thỏa thuận với Tổng giám đốc, Giám đốc để gắn quyền lợi và trách nhiệm.
+ Tiếp tục đổi mới quản trị doanh nghiệp, nhƣ rà soát xây dựng các vị trí công việc, kế hoạch lao động, tuyển dụng, sử dụng lao động và chịu trách nhiệm về số lao động dôi dư, xây dựng tiêu chí đánh giá trả lương theo vị trí công việc.
96
4.2.4 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức thực thi chính sách tiền lương