Kinh nghiệm của Trung quốc

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam (Trang 27)

e) Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế định về tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà nước

1.2.7.1 Kinh nghiệm của Trung quốc

Để đạt đƣợc các mục tiêu cải cách tiền lƣơng trong doanh nghiệp nhà nƣớc giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, từng bƣớc thực hiện bình đẳng với các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nƣớc, Trung Quốc luôn tôn trọng triệt để nguyên tắc phân phối theo công việc. Phân phối theo công việc đƣợc coi là nguyên tắc xã hội chủ nghĩa quan trọng nhất hƣớng dẫn phân phối tiền lƣơng và là một tiêu chuẩn khoa học cho việc phân phối công bằng. Tình hình này tạo ra sự cùng tồn tại của các phƣơng pháp phân phối tiền lƣơng khác nhau dựa trên phân phối theo công việc. Tất cả các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất cần phải đƣợc tham gia vào phân phối. Tuy nhiên, loại trừ một số ít trƣờng hợp, phân phối theo công việc vẫn tiếp tục là nguồn thu nhập chính đối với hầu hết công nhân làm việc trong khu vực sở hữu công cộng. Trong điều kiện của sở hữu công cộng, ngƣời công nhân tham gia vào phân phối tiền lƣơng thông qua lao động của họ trong công việc. Hao phí lao động càng nhiều thì thu nhập càng cao và ngƣợc lại.

Theo nguyên tắc phân phối theo công việc thì thu nhập của ngƣời công nhân phụ thuộc vào kết quả công việc của họ. Các giới hạn có thể đƣợc xây dựng dựa theo mức độ năng suất lao động xã hội, quy mô phúc lợi xã hội, chất lƣợng của lao động trung bình và năng lực đƣợc tạo ra của con ngƣời. Sự phân hoá thu nhập do sự khác biệt về kết quả công việc có thể đƣợc mở rộng hoặc thu hẹp. Nếu mở rộng sự khác nhau quá giới hạn thì sẽ dẫn đến phân hoá lớn trong xã hội. Ngƣợc lại, nếu thu hẹp sự khác nhau chỉ có thể dẫn đến chủ nghĩa bình quân. Cả chủ nghĩa bình quân và sự phân hoá thu nhập lớn đều đi ngƣợc lại nguyên tắc phân phối theo công việc, gây ra phân phối bất bình đẳng, kiềm chế sáng tạo công việc của con ngƣời và ảnh hƣởng đến sự ổn định xã hội. Phân phối theo công việc đƣợc xác định theo hiệu quả của công nhân và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Chỉ với sự tuân thủ chính xác nguyên tắc phân phối theo công việc thì nhiệt tình của công nhân mới tăng lên, năng

28

suất lao động và hiệu quả cũng đƣợc tăng lên theo và quản lý doanh nghiệp mới đƣợc cải thiện.

Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc, Nhà nƣớc quy định hệ thống phân phối tiền lƣơng theo năm, trong đó chia thu nhập hằng năm của các nhà quản lý thành thu nhập cơ bản và thu nhập theo hiệu quả. Thu nhập cơ bản đƣợc xác định theo các mức lƣơng của nhà quản lý ở địa phƣơng và các doanh nghiệp, trong khi đó thu nhập theo hiệu quả đƣợc xác định trên cơ sở các mục tiêu kinh tế mà doanh nghiệp dự định thực hiện đƣợc, kể cả thuế, lợi nhuận, các mục tiêu tăng giá trị tài sản của nhà nƣớc, các rủi ro và khó khăn trong sản xuất và hoạt động. Nếu vì do lỗi của quản lý mà không thực hiện đƣợc các nhiệm vụ thì họ chỉ có thể nhận đƣợc phần tiền lƣơng cơ bản mà thôi.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)