Quan điểm, nguyên tắc và phương hướng hoàn thiê ̣n nội dung quản lý nhà nước về tiền lương trong doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam (Trang 85 - 88)

CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI

4.1 Quan điểm, nguyên tắc và phương hướng hoàn thiê ̣n nội dung quản lý nhà nước về tiền lương trong doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam

4.1.1 Quan điểm

- Doanh nghiệp nhà nước là một yếu tố cấu thành thành phần kinh tế nhà nước, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, vì vậy cơ chế tiền lương cũng thống nhất như các loại hình doanh nghiệp khác, đó là: kết cấu tiền lương, thang lương, bảng lương, tiền thưởng, chi phí tiền lương, chế độ trả lương là do doanh nghiệp tự quyết định theo thị trường, người lao động thỏa thuận tiền lương, tiền công với người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể; Nhà nước quản lý tiền lương bằng các chính sách, không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Việc đổi mới chính sách tiền lương, thu nhập đối với các doanh nghiệp 100%

vốn nhà nước phải phù hợp với cơ chế thị trường, được thực hiện từng bước phù hợp với quá trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, trong đú xỏc định và phõn tỏch rừ giữa vai trũ quản lý nhà nước với vai trũ diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Vai trò quản lý nhà nước là thực hiện việc quản lý vĩ mô về tiền lương, thu nhập đối với các doanh nghiệp nhà nước như các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác; với vai trò chủ sở hữu về vốn và tài sản, Nhà nước quy định nguyên tắc chung trong xác định tiền lương, tiền thưởng gắn với các chỉ tiêu năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh ở đầu ra.

- Đối với doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực có lợi thế, doanh nghiệp khai thác, chế biến tài nguyên thì nhà nước thực hiện can thiệp trực tiếp giá bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, thuế còn chi phí đầu vào do thị trường quyết định, trong đó có cả chi phí lao động, chi phí tiền lương. Trước mắt, Nhà

86

nước vẫn tiếp tục kiểm soát tiền lương ở đầu vào và đầu ra để bảo đảm bình đẳng về tiền lương so với các doanh nghiệp không có lợi thế.

4.1.2 Phương hướng

Xây dựng chính sách tiền lương tối thiểu bảo đảm mức lương tối thiểu đáp ứng mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, đồng thời thiết lập cơ chế điều hành tiền lương tối thiểu linh hoạt theo nguyên tắc thị trường.

Hoàn thiện các nguyên tắc xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, bảo đảm quan hệ hợp lý giữa tiền lương của lao động có chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề với tiền lương của lao động giản đơn, giữa tiền lương của lao động làm công việc khó khăn, phức tạp, điều kiện làm việc nặng nhọc, nguy hiểm với tiền lương của công việc trong điều kiện bình thường và giao cho doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp nhà nước) tự xây dựng và quyết định hệ thống chính sách tiền lương để trả lương và thực hiện các chế độ đối với người lao động phù hợp với mặt bằng tiền công trên thị trường lao động.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế thỏa thuận tiền lương thông qua việc rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn pháp luật lao động; quy định cơ chế, quy trình thương lượng, thỏa thuận tiền lương theo quy định tại Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã đƣợc Quốc hội thông qua.

Đổi mới cơ chế quản lý, trả lương trong các doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở giao cho doanh nghiệp tự xác định tiền lương đối với người lao động theo vị trí công việc gắn với năng suất, kết quả lao động và phù hợp với tương quan tiền lương của các ngành nghề trên thị trường lao động.

Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao kỹ năng thương lượng của người lao động, cung cấp thông tin tiền lương để hỗ trợ thương lượng, thỏa thuận tiền lương; phát triển, cải tiến phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn và nâng cao chất lƣợng đối với cán bộ công đoàn ở cơ sở.

87

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội và nội bộ doanh nghiệp trong việc thực hiện pháp luật lao động nói chung và tiền lương, thu nhập nói riêng.

4.1.3 Nguyên tắc

- Tiền lương của người lao động, cán bộ quản lý doanh nghiệp phải tuân thủ theo nguyên tắc của cơ chế thị trường thông qua đàm phán, thương lượng. Mức tiền lương cụ thể do hai bên thoả thuận và ghi trong hợp đồng lao động;

- Tiền lương của người lao động, cán bộ quản lý doanh nghiệp phải gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, năng suất lao động và trách nhiệm theo yêu cầu công việc đã đƣợc cam kết trong hợp đồng lao động quản lý;

- Tiền thưởng đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp phải gắn với giá trị làm lợi cho công ty (thông qua chỉ tiêu lợi nhuận hoặc lợi nhuận trên vốn) theo kết quả quản lý, điều hành doanh nghiệp và chế độ trách nhiệm của viên chức quản lý doanh nghiệp. Mức tiền thưởng của cán bộ quản lý doanh nghiệp và của người lao động trong công ty không đƣợc vƣợt quá giá trị làm lợi cho công ty.

- Đổi mới chính sách tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở hoà nhập với các khu vực khác, bảo đảm quyền tự chủ trong thực hiện chế độ tiền lương của doanh nghiệp theo quan hệ thị trường.

- Tỏch rừ chức năng quản lý nhà nước, quyền của chủ sở hữu và quyền tự chủ của doanh nghiệp, bảo đảm hài hoà lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Sự can thiệp của nhà nước vào khu vực này là gián tiếp, thông qua các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô và các đòn bẩy kinh tế. Nhà nước quy định các tiêu chuẩn, giao chỉ tiêu hiệu quả còn lại để doanh nghiệp quyết định.

- Trước mắt rà soát các quy định của pháp luật về tiền lương để điều chỉnh, bổ sung phù hợp với lộ trình sắp xếp đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước như cơ chế quản lý tiền lương đối với công ty cổ phần, chế độ tiền lương đối với Giám đốc thuê; kiểm soát hạn chế các yếu tố lợi thế ngành nghề trong tiền

88

lương; bãi bỏ việc duy trì hệ thống thang lương, bảng lương và chính sách tiền lương chung như hiện nay.

4.2 Giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý tiền lương nhà nước về tiền lương

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)