Thang lƣơng, bảng lƣơng đƣợc xây dựng theo công việc hoặc chức danh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam (Trang 92)

công việc của lao động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, lao động trực tiếp sản xuât, kinh doanh, lao động quản lý làm việc theo hợp đồng lao động và hƣởng lƣơng trong doanh nghiệp.

93

- Mức lƣơng trong các thang lƣơng, bảng lƣơng phải thể hiện đƣợc yêu cầu về

trình độ đào tạo, độ phức tạp lao động, điều kiện lao động và thâm niên làm việc của ngƣời lao động, trong đó:

+ Mức lƣơng thấp nhất trong các thang lƣơng, bảng lƣơng tƣơng ứng với hình thức tiền lƣơng tính theo (tháng, ngày, giờ) không đƣợc thấp hơn mức lƣơng tối thiểu vùng (theo tháng, ngày, giờ) do Chính phủ quy định, trong đó mức lƣơng bậc 1 (bậc khởi điểm) đối với lao động làm nghề, công việc đòi hỏi qua học nghề phải cao hơn ít nhất 10%; sơ cấp và tƣơng đƣơng cao hơn ít nhất 17%; trung cấp và tƣơng đƣơng cao hơn ít nhất 25 %; cao đẳng và tƣơng đƣơng trở lên cao hơn ít nhất 35% so với mức lƣơng thấp nhất của doanh nghiệp.

+ Mức lƣơng của nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lƣơng của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thƣờng.

- Số bậc của thang lƣơng, bảng lƣơng phụ thuộc vào độ phức tạp của công việc,

cấp bậc công việc đòi hỏi; khoảng cách giữa các bậc phải bảo đảm khuyến khích để ngƣời lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng; chênh lệch giữa hai bậc lƣơng liền kề thấp nhất bằng 5%.

- Thang lƣơng, bảng lƣơng phải đƣợc áp dụng thử trƣớc khi ban hành chính

thức và định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lƣơng trên thị trƣờng lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.

- Nhà nƣớc quy định cụ thể hơn3

về mức lƣơng bậc 1, khoảng cách giữa các bậc lƣơng, bội số lƣơng theo ngành, nghề... hoặc quy định một số bảng lƣơng khung theo ngành nghề hoặc nhóm ngành nghề nhằm bảo đảm tính thống nhất tƣơng đối giữa các ngành, nghề.

3 Tránh trƣờng hợp doanh nghiệp có lợi thế xây dựng mức lƣơng quá cao, doanh nghiệp không có lợi thế thì kéo dài bậc lƣơng, xây dựng mức lƣơng thấp gây thiệt thòi cho ngƣời lao động kéo dài bậc lƣơng, xây dựng mức lƣơng thấp gây thiệt thòi cho ngƣời lao động

94

4.2.3Về quản lý phân phối tiền lƣơng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam (Trang 92)