Về lƣơng tối thiểu

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam (Trang 89)

IV Nhân viên thừa hành, phục vụ

4.2.1Về lƣơng tối thiểu

Với tƣ cách chủ sở hữu đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc, Nhà nƣớc thực hiện quản lý tiền lƣơng, thu nhập đối với doanh nghiệp nhà nƣớc nhƣ sau:

- Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về tiền lƣơng:

Xây dựng chính sách tiền lƣơng tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của ngƣời lao động theo đúng quy định của Bộ luật Lao động, Công ƣớc của ILO mà Việt Nam đã ký kết và điều hành linh hoạt theo nguyên tắc thị trƣờng nhằm bảo vệ ngƣời lao động yếu thế, tạo lƣới an toàn chung cho mọi ngƣời làm công ăn lƣơng. Mức lƣơng tối thiểu phải đƣợc tính đúng, tính đủ, bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của ngƣời lao động, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng thời kỳ, gắn với chính sách việc làm, có tính đến quan hệ cung - cầu lao động, khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

- Đổi mới xác định và thực hiện mức lƣơng tối thiểu theo phƣơng pháp dựa vào nhu cầu tối thiểu:

Xuất phát từ chức năng của tiền lƣơng tối thiểu trong cơ chế thị trƣờng là bảo vệ ngƣời lao động (đặc biệt lao động có trình độ thấp), chống bóc lột sức lao động thì mức lƣơng tối thiểu phải đƣợc xác định theo phƣơng pháp dựa vào nhu cầu tối thiểu của ngƣời lao động (có nuôi con) là chủ đạo và có tham chiếu đến điều kiện khả năng của nền kinh tế, khả năng chi trả của doanh nghiệp, mức tiền công trên thị trƣờng, việc làm, thất nghiệp.

- Xây dựng lộ trình điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu:

Dựa trên phƣơng pháp xác định mức lƣơng tối thiểu theo nhu cầu tối thiểu của ngƣời lao động, kết quả điều tra mức sống dân cƣ năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng, mức chênh lệch giá tiền công ở các vùng, xác định đƣợc mức lƣơng tối thiểu ở 4 vùng từ năm 2012-2017 nhƣ sau:

90

Biểu 4.1. Đề xuất lộ trình điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu

Đơn vị : 1000 đồng/tháng

Căn cứ tình hình thực tế, nếu điều chỉnh để bảo đảm ngay nhu cầu sống tối thiểu của ngƣời lao động thì rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp dệt may, da giày, gia công sẽ phá sản vì mức tiền lƣơng thực tế của ngƣời lao động hiện nay thấp hơn nhiều so với mức lƣơng tối thiểu bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu theo tính toán (năm 2013 từ 2,6 - 3,4 triệu đồng/tháng). Từ thực tế nêu trên, đề nghị lộ trình điều chỉnh nhƣ sau:

Điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu đạt nhu cầu sống tối thiểu của ngƣời lao động vào năm 2017. Theo đó, điều chỉnh mức tăng bình quân chung khoảng 16,5 - 20%/năm tùy theo từng vùng: năm 2014 tăng 13,5% (đều 4 vùng); năm 2015 tăng 19-23%; năm 2016 tăng 19-23%; năm 2017 tăng 18-23%.

Vùng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Vùng 1 3.400 3.640 3.900 4.170 4.460 Vùng 2 3.100 3.310 3.540 3.790 4.050 Vùng 3 2.890 3.090 3.310 3.540 3.790 Vùng 4 2.600 2.780 2.980 3.190 3.410

91

Biểu 4.2. Điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu đạt nhu cầu sống tối thiểu của ngƣời lao động Đơn vị: 1000đồng/tháng Vùng Năm 2013 Mức đang áp dụng năm 2014

Năm 2015 Năm 2016 Năm

2017 Mức theo Mức theo nhu cầu Mức điều chỉnh Mức theo nhu cầu Mức điều chỉnh Mức bằng nhu cầu Vùng 1 2.350 2.700 3.900 3.100 4.170 3.780 4.460 Vùng 2 2.100 2.400 3.540 2.750 3.790 3.400 4.050 Vùng 3 1.800 2.100 3.310 2.400 3.540 3.090 3.790 Vùng 4 1.650 1.900 2.980 2.150 3.190 2.760 3.410

Sau khi thực hiện đủ mức lựơng tối thiểu bảo đảm nhu cầu tối thiếu thì điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trƣởng kinh tế (GDP) và mức tăng tiền công trên thị trƣờng.

- Nghiên cứu quy định mức lƣơng tối thiểu giờ đối với những công việc không trọn thời gian để bảo đảm rằng chính sách tiền lƣơng tối thiểu bao phủ tât cả các công việc, nhất là những công việc làm việc bán thời gian hiện nay nhăm nâng cao độ linh hoạt cũng nhƣ sức cạnh tranh của nguồn lao động trong xã hội.

- Tiếp tục triển khai thực hiện tiền lƣơng tối thiểu ngành theo quy định của Bộ luật Lao động, trong đó tiền lƣơng tối thiểu ngành đƣợc xác định thông qua thƣơng lƣợng tập thể ngành và không đƣợc thấp hơn tiền lƣơng tối thiểu vùng do Chính phủ công bố. Chính phủ ban hành các thiết chế cơ bản, tiêu chí xác định và

92

nguyên tắc áp dụng chung để hƣớng cho các ngành thƣơng lƣợng, thỏa thuận và thực hiện mức lƣơng tối thiểu ngành.

- Nghiên cứu đổi mới quản lý nhà nƣớc về tiền lƣơng tối thiểu trên cơ sở tăng cƣờng đối thoại, thƣơng lƣợng, thỏa thuận và tự định đoạt giữa các bên trong quan hệ lao động thông qua việc Ủy ban quốc gia về tiền lƣơng, Ủy ban do Chính phủ thành lập, gồm đại diện cơ quan thuộc Chính phủ, đại diện ngƣời lao động, đại diện ngƣời sử dụng lao động và một số chuyên gia giỏi trong lĩnh vực tiền lƣơng, có nhiệm vụ tƣ vấn, tham vấn, đề xuất với Chính phủ chính sách tiền lƣơng tối thiểu, phƣơng án tiền lƣơng tối thiểu và các chƣơng trình, biện pháp giám sát hàng năm và từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam (Trang 89)