1.2 Cơ sở lý thuyết của quản lý nhà nước về tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước
1.2.4 Vai trò quản lý nhà nước về tiền lương trong nền kinh tế thị trường Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, mọi quá trình và hiện tượng kinh tế – xã hội đều do sự phối hợp giữa bàn tay vô hình của thị trường và sự điều tiết của chế định Nhà nước.
Hai yếu tố này tồn tại trong nhau, kết hợp với nhau đảm bảo nguyên tắc hạn chế được những mặt tiêu cực và không làm ảnh hưởng tới tác động tích cực của “bàn tay vô hình”, tuy nhiên phải đảm bảo mức độ can thiệp hợp lý của nhà nước.
21
Đối với nước ta, đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của nhà nước đối với tiền lương, trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đảm bảo:
Người lao động phải được giải phóng và phát huy triệt để, làm chủ sức lao động của mình, đƣợc tự do tìm kiếm việc làm theo năng lực, nguyện vọng của mình ở bất kỳ nơi nào; người sử dụng lao động ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau đƣợc tự do thuê lao động theo số lƣợng, chất lƣợng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh theo pháp luật.
Hệ thống pháp luật phải đầy đủ và đồng bộ tạo hành lang pháp lý cho thị trường lao động hình thành, vận hành và phát triển.
Có môi trường kinh tế thuận lợi cho nền sản xuất lớn phát triển dựa trên cơ sở đa hình thức sở hữu, đa thành phần kinh tế và đa hình thức sản xuất kinh doanh;
đồng thời tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường trong nước và hội nhập quốc tế, hoạt động theo các quy luật khách quan của thị trường, năng động, cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở pháp luật.
Có môi trường đầu tư lành mạnh cho phát triển các loại hình doanh nghiệp để tăng cầu sử dụng, thuê mướn lao động làm công hưởng lương (tăng bộ phận lao động tham gia thị trường lao động); đảm bảo đối xử công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp; bảo vệ lợi ích của cả người lao động và người sử dụng lao động; bảo đảm sự tự do di chuyển lao động, xoá bỏ các hàng rào hành chính, chia cắt thị trường lao động.
Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp sử dụng lao động thực hiện tuyển dụng lao động theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.
Tóm lại, vai trò của nhà nước đối với thị trường lao động nói chung, tiền lương, tiền công nói riêng phải đảm bảo cả hai mặt: một là đảm bảo cho thị trường lao động hoạt động khách quan, theo đúng nguyên tắc của thị trường; tiền lương, tiền công phải do thị trường quyết định; hai là phải đảm bảo cho thị trường phát triển
22
theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa; tiền lương, tiền công phải thực sự được phân phối công bằng.
Ngoài các nội dung nêu trên, vai trò của nhà nước Việt Nam còn phải có vai trò “bà đỡ” trong việc tổ chức và hỗ trợ phát triển thị trường lao động theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cụ thể là:
- Vai trò tổ chức, gồm: Tổ chức tuyên truyền, nâng cao ý thức về pháp luật lao động, về chính sách tiền lương trong kinh tế thị trường cho cả người lao động và người sử dụng lao động để các bên thực hiện đúng luật pháp; Tổ chức các hoạt động dịch vụ công trong kinh tế thị trường, nhất là dạy nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm, dự báo, thông tin thị trường lao động…; Thiết lập hệ thống tổ chức các bên trong quan hệ lao động (tổ chức đại diện người lao động, người sử dụng lao động; ủy ban quan hệ lao động các cấp; hòa giải, tòa án…) để thực hiện cơ chế thỏa thuận, đặc biệt thỏa thuận về tiền lương, tiền công; Tổ chức hệ thống và các chương trình giám sát, phân tích thị trường lao động, tiền lương tối thiểu ở phạm vi quốc gia, ngành và địa phương; Tổ chức hệ thống an sinh xã hội đa tầng và linh hoạt để giảm thiểu và khắc phục rủi ro cho người lao động trong kinh tế thị trường dẫn đến giảm hoặc mất nguồn thu nhập, nhất là hỗ trợ thu nhập cho người thất nghiệp, tạo điều kiện cho họ sớm trở lại thị trường lao động; Phát triển các thiết chế tổ chức trong xã hôị dân sự để thúc đẩy phát triển thị trường lao động (hội các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội - nghệ nghiệp, tổ chức phi chính phủ…).
- Vai trò hỗ trợ, bà đỡ, gồm: Hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước trong quá trình sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, cổ phần hóa trong việc giải quyết lao động dôi dƣ để doanh nghiệp nhà nước nâng cao hiệu quả hoạt động và tham gia đầy đủ vào thị trường lao động bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác; Hỗ trợ giải quyết các vấn đề mất việc làm, thất nghiệp khi doanh nghiệp phá sản sa thải lao động hàng loạt; Hỗ trợ nhóm lao động đặc thù yếu thế còn khả năng lao động tham gia thị trường lao động để có việc làm và thu nhập thông qua các chính sách và chương trình mục tiêu (việc làm, xóa đói giảm nghèo, dạy nghề...).
23
1.2.5 Nội dung quản lý nhà nước về tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà