Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kênh phân phối của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối thuốc tân dược tại công ty CP SX và TM Song Sơn (Trang 29)

CHƯƠNG 2: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

2.1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kênh phân phối của các doanh nghiệp

Hệ thống kênh phân phối của bất kì một doanh nghiệp nào khác không thể tồn tại độc lập với các yếu tố của môi trường mà luôn chịu sự chi phối của các yếu

tố này.

2.1.3.1. Môi trường vĩ mô( môi trường bên ngoài doanh nghiệp)

* Môi trường kinh tế

Các yếu tố của môi trường kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả mọi thành viên trong kênh cũng như hành vi mua sắm của người tiêu dùng

Lạm phát là biểu hiện của đồng tiền mất giá, giá cả của hầu hết mọi hàng hoá đều tăng. Diễn biến của tình hình lạm phát sẽ tạo ra những phản ứng khác nhau của các thành viên trong kênh và người tiêu dùng.

+ Người tiêu dùng nảy sinh tâm lý mua gom hàng dự trữ để đề phòng giá cả tăng cao, hoặc tâm lý giữ lại tiền.

+ Thành viên kênh sẽ tích trữ hàng để nâng giá hoặc phải giảm lượng hàng tồn kho...Cùng với lạm phát là sự suy thoái kinh tế, sự thiếu hụt của hàng hoá. Suy thoái kinh tế khiến cho chi tiêu của người tiêu dùng giảm đi rõ rệt. Sự khan hiếm của hàng hoá khiến cho việc không có hàng để bán và khả năng xung đột giữa các thành viên kênh là rất lớn.

Ngoài các vấn đề trên còn một vài yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động quản lý phân phối như: tình hình ngân sách nhà nước, cán cân thương mại quốc tế, tình hình nợ nước ngoài, lãi suất ngân hàng...

* Môi trường kĩ thuật, công nghệ

Sự phát triển của các hình thức: Telemarketing, teleshopping, computershopping, tính tiền điện tử, quản lý hàng tồn kho bằng máy tính...khiến cho hoạt động của kênh phân phối được nhanh chóng hiệu quả hơn. Cùng với đó là tổ chức và quản lý hệ thống được tiến hành trên hệ thống mạng máy tính do vậy mà thông tin thu được nhanh chóng kịp thời, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mọi lúc mọi nơi, kể cả khi khách hàng không cấn đến địa chỉ mua hàng chỉ cần ở nhà vào máy vi tính kích hoạt sản phẩm cần mua là đã có hàng ngay trong thời gian ngắn

Những ứng dụng tiến bộ kỹ thuật khác như máy tính bán hàng, máy tính phân tích bán hàng, máy tính phân tích khách hàng, máy phân tích đặc điểm của các sản phẩm cạnh tranh, tính toán chi phí, thanh toán định kỳ... sẽ giúp cho nhà quản

trị kênh xử lý được nhanh chóng những vấn đề phát sinh trong dòng chảy kênh, để kịp thời điều chỉnh kênh hợp lý.

* Môi trường pháp luật

Môi trường pháp luật chi phối trực tiếp đến các hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp và tác động mạnh đến các cấu trúc kênh phân phối .

Nhiều điều luật của chính phủ, của chính quyền địa phương, kể cả các điều luật quốc tế và của ngành đều ảnh hưởng đến các cấu trúc kênh phân phối. Các điều luật được ban hành nhằm tạo hành lang pháp lý cho các thành viên kênh (các doanh nghiệp thương mại, nhà bán buôn, bán lẻ) hoạt động đạt hiệu quả, tuy nhiên chính các điều luật này cũng nhằm mục đích hạn chế các hành vi đặc quyền, buôn lậu, trốn thuế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

* Môi trường dân số - văn hoá

Sự thay đổi của dân số, sự thay đổi của cấu trúc gia đình và hộ gia đình ở các khu vực thị trường khác nhau và làm thay đổi cấu trúc kênh.

Độ tuổi của dân cư, trình độ dân trí vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng ảnh hưởng đến hành vi mua sắm, nhu cầu về thông tin và dịch vụ người tiêu dùng đòi hỏi do vậy ảnh hưởng đến cấu trúc kênh cũng như hoạt động của kênh. Gia đình truyền thống với nhiều thế hệ cùng sinh sống trong một ngôi nhà chung ngày càng giảm đi. Những thay đổi đó có ảnh hưởng hành vi mua sắm của hộ gia đình và do đó ảnh hưởng đến hệ thống kênh phân phối.

2.1.3.2. Môi trường bên trong kênh phân phối

* Quan hệ hợp tác giữa các thành viên

Quan hệ hợp tác thể hiện qua việc phân chia hợp lý các hoạt động phân phối theo từng lĩnh vực đại lý, phân chia thu nhập giữa các thành viên kênh tham gia kênh. Quan hệ hợp tác giữa các thành viên kênh là điều kiện để các dòng chảy được thông suốt. Nếu quan hệ hợp tác rời rạc, thiếu gắn bó sẽ làm cho toàn bộ hệ thống kênh không phối hợp được các hoạt động phân phối, dẫn đến sự tắc nghẽn trong các dòng chảy

Sức mạnh là khả năng quản lý hoặc ảnh hưởng của một thành viên kênh đến hành vi của các thành viên khác trong kênh. Mỗi thành viên trong kênh đều muốn có khả năng điều khiển hoạt động của các thành viên khác trong kênh. Sức mạnh của các thành viên trong kênh phân phối khác nhau sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của kênh theo chiều hướng tốt hay không tốt.

* Quan hệ cạnh tranh hoặc xung đột giữa các thành viên trong kênh

Cạnh tranh là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyền lợi và trách nhiệm của các thành viên khác trong kênh

Xung đột nảy sinh khi một thành viên nhận thấy hành vi của thành viên khác ảnh hưởng đến mục tiêu của mình hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của mình

Cả quan hệ cạnh tranh và xung đột trong kênh đều ảnh hưởng đến sự kém hiệu quả của hoạt động trong kênh. Do vậy mà dẫn đến sự khó khăn trong tổ chức cũng như là quản lý kênh.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối thuốc tân dược tại công ty CP SX và TM Song Sơn (Trang 29)