Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế cùng với việc gia nhập WTO mở ra muôn vàn cơ hội nhưng cũng nhiều khó khăn. Trên cơ sở môi trường kinh tế đang trong tình trạng suy thoái kinh tế thay đổi thất thường gây khó khăn cho việc kinh doanh dược phẩm. Việc Việt Nam tham gia hội nhập khiến cho việc nhập khẩu thuốc cũng bị kiểm tra nghiêm ngặt hơn. Một số loại thuốc bị áp cả thuế nhập khẩu dẫn đến giá vốn cao hơn khiến giá bán ra tăng cao. Do vậy mà nhà nước cần hỗ trợ ban hành và thay đổi luật dược và chính sách về giá thuốc để ổn định môi trường pháp lý cho các công ty thuận lợi trong việc kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật.
Cùng với đó luật về nhập khẩu cần có sự thông thoáng hơn nữa cho công ty trong việc nhập khẩu một số loại thuốc đặc trị mới.
Nhà nước nên có chế độ thông thoáng hơn nữa trong việc áp dụng mức thuế gia trị gia tăng đầu vào và đầu ra đối với từng loại mặt hàng dược phẩm để cho các
doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc phân phối kinh doanh dược phẩm.Hiện nay việc kinh doanh dược phẩm nhập lậu từ nước ngoài đang diễn ra phổ biến gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng, bởi vậy nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh của ngành dược để các đơn vị kinh doanh được thuận lợi.
Nhà nước cũng nên căn cứ vào hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp, căn cứ vào mức lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được để từ đó điều chỉnh mức tỷ lệ dành cho hoạt động xúc tiến của các DN là cao hơn mức 5% để DN có thể đầu tư thực hiện tốt hơn hoạt động kinh doanh của mình.
Việc hội nhập kinh tế quốc tế khiến cho việc đầu tư nước ngoài gia tăng, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài rất nhiều. Với việc tham gia tổ chức thương mại thế giới đồng nghĩa với việc tạo được sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp. Do vậy nhà nước cần có chính sách để bảo vệ cho hoạt động kinh doanh cho các đơn vị trong nước mình mà không vi phạm cam kết chung.
Việc nhiều doanh nghiệp kinh doanh tự ý tăng giá thuốc, nhà nước cần thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh dược phẩm trái phép, các cơ sở sản xuất thuốc để tạo ra giá thuốc bình ổn, tạo môi trường lành mạnh và công bằng giữa các Công ty kinh doanh dược phẩm
4.3.2. Với Tổng công ty dược Việt Nam và Bộ Y tế
Bộ Y tế là chủ thể trực tiếp điều chỉnh các hoạt động của các công ty sản xuất kinh doanh dược phẩm nói chung . Bộ Y tế cần tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh dược phẩm như tiếp tục xây dựng các văn bản dưới luật để triển khai có hiêu quả luật dược. Bộ cần nghiên cứu ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động phân phối dược phẩm trên thị trường.
Bộ nên xem xét cho các công ty phân phối lớn được quyền làm đại lý hoặc uỷ quyền trực tiếp cho các hãng sản xuất và các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam giống như một số công ty phân phối nước ngoài hiện nay đã có mặt trên thị trường Việt Nam.
Quy hoạch và hiện đại hóa hệ thống phân phối thuốc bao gồm xuất nhập khẩu, bán buôn và bán lẻ. Phát triển mạng lưới bán lẻ, chú trọng đến vùng sâu, vùng
xa, miền núi, hải đảo
Củng cố và tăng cường hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về dược: kiện toàn Cục quản lý Dược Việt Nam; tổ chức lại và tăng cường năng lực Thanh tra chuyên ngành Dược; hoàn thiện tổ chức các phòng Quản lý dược của các Sở Y tế.
Bộ Y tế, Tổng Công ty Dược quan tâm chỉ đạo việc tăng cường đầu tư và hoàn thiện cơ sở vật chất, kho tàng cũng như đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý dược, xây dựng công nghệ phân phối tốt theo hướng GSP.
Tạo điều kiện và khuyến khích thành lập các cơ sở dịch vụ kiểm nghiệm hiện đại ngoài hệ thống kiểm nghiệm Nhà nước.