Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 126)

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘ

3.2.5.Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

Song song với việc cải cách hành chính trong quản lý thu, phải từng bước cải tiến quy trình thu NSNN, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu NSNN, hướng đến kết quả: đơn giản tối đa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nộp thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước một cách kịp thời, chính xác; cơ chế theo dõi và cung cấp thông tin thu NSNN đa dạng, phong phú và kịp thời cho nhu cầu của các cấp chính quyền, cơ quan hữu quan; tiềm lực tài chính của Nhà nước được phản ánh đầy đủ hơn, tạo tiền đề cho việc quản lý điều hành NSNN và triển khai một kế hoạch ngân sách trung hạn trong tương lai; tiết kiệm chi phí, thời gian lao động, tạo điều kiện cho việc quản lý và sử dụng cán bộ một cách hiệu quả nhất, đồng thời tạo tiền đề và cơ sở cho công cuộc cải cách tài chính công. Các công việc phải hoàn thiện là:

Cơ giới hoá thao tác của cán bộ quản lý thuế tại cơ quan thuế trong việc nhập dữ liệu đầu vào.

Hiện nay, từng tờ khai được cán bộ thuế nhập thủ công vào phần mềm chương trình bằng việc nhập tay vào chương trình. Tuy nhiên, số lượng các tờ khai nhiều, có cơ quan thuế lên đến vài chục nghìn tờ khai, rất vất vả cho cán bộ thuế, độ chính xác không cao và tốn kém nhiều chi phí. Để giảm thiểu các thao tác này, có thể dùng máy quét để lấy các thông tin đầu vào một cách chính xác và nhanh chóng nhất, áp dụng thực hiện cơ chế “một cửa” cho bộ phận thu. Sau đó bằng những phần mềm chương trình để xử lý, tính toán, ra thông báo thu và hạch toán kế toán.

Quá trình triển khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cũng sẽ làm thay đổi căn bản mô hình quản lý thông tin của ngành (sẽ phải chuyển từ quản lý phân tán tại địa phương sang quản lý tập trung tại Trung ương, do đó ngành thuế cần có hệ thống thông tin hiện đại để có được đầy đủ những tài liệu về

tình hình thu nhập của từng đối tượng nộp thuế, nhanh chóng phát hiện ra mâu thuẫn, các dấu hiệu đáng ngờ về trốn lậu thuế trên hệ thống mạng máy tính toàn quốc, có khả năng xử lý thông tin về thuế chính xác, kịp thời cung cấp đầu đủ các thông tin về tình hình thu nộp thuế phục vụ cho công tác quản lý thuế và thanh tra thuế, hỗ trợ các đối tượng nộp thuế tự giác nộp thuế và có khả năng trao đổi thông tin với các liên quan ;

Một vài giải pháp sau đây được đưa ra để áp dụng trong thực tế : 3.2.5.1 Đối với Tổng cục thuế

- Chuẩn hóa về quy trình xử lý, các khuôn dạng, mẫu biểu của các loại báo cáo, sổ sách... cụ thể rõ ràng và được áp dụng thống nhất trong toàn ngành ; xây dựng và vận hành hệ thống tin học phải có sự tham gia của các cán bộ nghiệp vụ tại các cấp, tổ chức cập nhật dữ liệu, khai thác thông tin và vận hành mạng từ cấp trên xuống phải được tổ chức, quy định rõ ràng, khoa học thì mới đảm bảo cho hệ thống có đủ thông tin và hoạt động thông suốt

- Tổng cục thuế phải thực hiện thiết kế lại tổng thể hệ thống tin học theo hướng tập trung nhằm đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ cải cách bao gồm: hệ thống mạng và hệ thống truyền thông; cơ sở dữ liệu, hệ thống phần mềm ứng dụng và trang thiết bị tin học theo mô hình xử lý thông tin tập trung phục vụ cho yêu cầu quản lý thuế tích hợp để xây dựng kho cơ sở dữ liệu tập trung toàn ngành thuế .

3.2.5.2 Đối với Cục thuế Thành phố Hà Nội

- Cục thuế Thành phố Hà Nội phải triển khai ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu quản lý thuế: từ đăng ký thuế, xử lý tờ khai, kế toán thuế, quản lý nợ thuế bằng cách áp dụng công nghệ thông tin vào tất cả các quy trình quản lý thuế;

- Đào tạo nâng cao trình độ kiến thức tin học cho các cán bộ thuế, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế. Hoàn chỉnh thống nhất chương trình kết nối thông tin quản lý dữ liệu trên toàn quốc để có thể theo

dõi dễ dàng, thuận tiện tổng thu nhập chịu thuế của từng NNN không cư trú tại Việt nam trong công tác thanh kiểm tra việc thu nộp thuế của họ.

- Nâng cao trình độ tin học cho các đơn vị cấp xã/phường và các cơ quan địa chính. Đảm bảo số thuế phát sinh của ĐTNT được nộp đúng, đầy đủ, kịp thời vào NSNN, giảm khối lượng công việc cho các đơn vị Ủy nhiệm thu.

Để thực hiện được các giải pháp trên, cần một định hướng chính sách đúng đắn, có kế hoạch thực hiện phù hợp để xây dựng hệ thống CNTT mạnh, bao gồm có cơ sở vật chất hiện đại, phần mềm phù hợp, chất lượng nguồn nhân lực cao, có môi trường pháp lý thuận lợi . . . Hệ thống quản lý thuế bằng các ứng dụng công nghệ thông tin, xét về thời điểm đầu tư thì chi phí cao, nhưng về lâu dài thì tiết kiệm thời gian và chi phí rất hiệu quả, đủ để bù đắp những khoản chi phí trên.

Các giải pháp trên cho phép góp phần xây dựng môi trường làm việc điện tử, mở rộng kết nối trao đổi thông tin qua mạng điện tử với các cơ quan bên ngoài như Kho bạc,... hướng đến chính phủ điện tử, coi đối tượng nộp thuế là trung tâm phục vụ. Qua những chuyển biến này, một hệ thống thông tin quản lý thuế hiện đại, mang tính tích hợp cao và có đủ khả năng cung cấp dịch vụ công qua mạng cho đông đảo người nộp thuế sẽ được hình thành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 126)