Kiến nghị đối với Quốc hộ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 129 - 132)

- Thuế đối với đất ở, đất xây dựng

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘ

3.3.1. Kiến nghị đối với Quốc hộ

Điều 6, Luật Đất đai 2003 đã thể chế hóa các quy định của Hiến pháp năm 1992 về nội dung quản lý nhà nước về đất đai bằng việc quy định Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai. Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm các nội dung chủ yếu như: ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó; xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; quản lý quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất; quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thống kê, kiểm kê đất đai; quản lý tài chính về đất đai; quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản; quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai; quản lý các hoạt động dịch vụ cơng về đất đai

Tài chính đất đai đã tiếp cận ngày càng phù hợp hơn với cơ chế kinh tế thị trường. Nguồn thu từ đất tăng đều cho ngân sách nhà nước hàng năm: năm 2008 đạt gần 38 nghìn tỷ đồng, năm 2009 đạt gần 41 nghìn tỷ đồng, năm 2010 đạt gần 54 nghìn tỷ đồng, năm 2011 đạt trên 131 nghìn tỷ đồng, năm 2012 đạt gần 39 nghìn tỷ đồng.

Nguồn thu từ đất tăng cao theo thời gian và trở thành một trong những nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt với các cấp chính quyền địa phương. Hệ thống chính sách thuế đối với đất đai đã được quy định tương đối đầy đủ, có nhiều đổi mới phù hợp với quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, góp phần tăng cường công tác quản lý đất đai, làm lành mạnh hóa thị trường bất động sản. Tài chính đất đai đã đóng góp tích cực cho q trình phát triển kinh tế.

Để việc quản lý thu thuế về đất đai có hiệu quả thì cơng tác Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận, thống kê, kiểm kê đất đai là rất quan trọng, đây cơ sở pháp lý, cũng như nguồn thơng tin để cơ quan thuế có thể thực hiện quản lý chính xác đối tượng sử dụng đất để làm căn cứ xác định đối tượng chịu thuế.

Trong thời gian qua, sự hình thành hệ thống Văn phịng Đăng ký quyền sử dụng đất, việc đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được đẩy mạnh. Kết quả đã góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại trong quản lý và sử dụng đất; tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất thực hiện các quyền; giải quyết có hiệu quả tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh việc bồi thường, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất. Việc lập hồ sơ địa chính đã được quan tâm, chú trọng thực hiện.

Tuy nhiên, công tác thống kê, kiểm kê đất đai theo định kỳ của các địa phương thường hoàn thành chậm, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thông tin đất đai cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do chưa quy định bắt buộc phải đăng ký bao gồm đăng ký ban đầu và đăng ký biến động, chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý nên nhiều trường hợp chây ỳ, không kê khai đăng ký theo quy định, dẫn đến nhà nước không lập được hồ sơ để quản lý; Luật không quy định rõ việc cấp Giấy chứng nhận đối với đất là bắt buộc hay theo nhu cầu của người sử dụng đất. Do một thời gian dài buông lỏng quản lý đất đai, tình trạng vi phạm pháp luật đất đai cịn nhiều (như lấn chiếm, chuyển mục đích trái phép, khơng sử dụng đất được giao; chuyển nhượng đất hoặc chuyển nhượng dự án sử dụng đất mà không làm thủ tục quy định; tranh chấp đất đai), nhiều vụ việc vi phạm kéo dài nhiều năm, nhiều lần không được xử lý dứt. Kinh phí cho việc đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai trong nhiều năm qua chưa được các địa phương bố trí đầy đủ theo u cầu.

Vì vậy, Quốc hội cần sửa Luật đất đai theo hướng:

nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp cho người đã đăng ký theo quy định của pháp luật, bên cạnh đó phải có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn các trường hợp giao dịch “ngầm” không đăng ký tại cơ quan nhà nước.

- Tăng cường đầu tư nguồn lực để đo đạc lập bản đồ, hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu, cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đáp ứng nhu cầu của người sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 129 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w