- Thuế đối với đất ở, đất xây dựng
1.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam
Qua nghiên cứu và phân tích chính sách thuế đối với nhà, đất ở một số nước trên thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng và hồn thiện chính sách thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp ở Việt Nam như sau:
Một là: Về đối tượng chịu thuế
Kinh nghiệm thế giới cho thấy cần phải xác định diện rộng chịu thuế để thông qua công tác quản lý thu đảm bảo quản lý chặt chẽ hiệu quả nguồn lực tài nguyên đất đai của đất nước, thực tế cho thấy việc thu hẹp đối tượng chịu thuế khơng hẳn đem lại lợi ích kinh tế - xã hội cho đất nước mà trái lại tác động xấu tới sự phát triển nền kinh tế bền vững của đất nước.
Hai là: Đối với mức thuế suất
Việc lựa chọn mức thuế suất như thế nào là phù hợp để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của nhà đầu tư là điều cần thiết. Mức thuế thuế suất đối với nhà, đất ở các nước đều có mức thuế suất khác nhau phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế của mỗi nước. Song có thể rút ra kinh nghiệm hồn thiện mức thuế suất cho Việt Nam cần phải xác định hợp lý ở mỗi thời kỳ phát triển của đất nước.
Ba là: Về phương pháp tính thuế
Việc lựa chọn phương pháp tính thuế phải đảm bảo đơn giản trong hành thu nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu động viên hợp lý nguồn thu từ thuế tài nguyên. Trong điều kiện hiện nay, Việt Nam có thể áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp,
- Tại các quốc gia được nghiên cứu nói trên, đất đai là tài sản quốc gia nhưng được giao quyền sở hữu cho các tổ chức, cá nhân. Khi đó, người có quyền sở hữu đối với đất sẽ phải nộp thuế đất. Chỉ trong trường hợp khơng xác định được người sở hữu thì người sử dụng mới phải nộp thuế. Đất chịu thuế được chia làm hai loại chủ yếu là đất sử dụng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp (để ở, xây dựng cơng trình).
+ Ở Việt Nam hiện nay, pháp luật không công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện và thống nhất quản lý. Tuy nhiên, đất đai được Nhà nước giao cho các tổ chức, cá nhân quyền sử dụng ổn định và lâu dài. Do vậy, các tổ chức và cá nhân này có tài sản là quyền sử dụng đất. Khi đó, hình thức thuế đánh vào đất sẽ là thuế đánh vào tài sản là quyền sử dụng đất.
Hiện nay, Việt Nam cũng đã có các sắc thuế đánh vào đất ở, đất xây dựng cơng trình và đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, mà thực chất các sắc thuế này đánh vào quyền sử dụng đất với các mục đích sử dụng khác nhau. Vì thế, trong q trình hồn thiện chính sách thuế đánh vào tài sản là quyền sử dụng đất, Việt Nam nên phát triển và hồn thiện các hình thức thuế
này để điều tiết quyền sử dụng đất.
- Thuế đánh vào nhà và vật kiến trúc trên đất: Ở Việt Nam, nhà cũng
được coi là loại tài sản có giá trị lớn. Do vậy, Việt Nam cũng đang áp dụng hình thức thuế này, tuy nhiên cách thức thiết kế các nội dung của sắc thuế này như thế nào cần được xem xét, nghiên cứu cụ thể.
- Thuế đánh vào giá trị tăng thêm của đất: Đây là một sắc thuế đánh vào
thu nhập trong trường hợp chuyển quyền sở hữu đất có phần giá trị tăng thêm so với giá trị đất theo xác định của Nhà nước (Đài Loan). Ở Việt Nam hiện nay, trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất, phát sinh chênh lệch giữa số tiền thu về từ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất với các chi phí liên quan đến đất chuyển quyền sử dụng và các chi phí chuyển nhượng khác thì
phần chênh lệch đó được coi là thu nhập, thuộc diện chịu thuế thu nhập. Do đó, hình thức thuế đánh vào giá trị tăng thêm của đất khơng thuộc loại thuế đánh vào tài sản và chính sách thuế đánh vào tài sản ở Việt Nam sẽ khơng có hình thức thuế này.
Như vậy, xét về mặt lý luận, dựa vào kinh nghiệm từ các quốc gia, điều kiện cụ thể của Việt Nam và các phân tích nêu trên, các hình thức thuế đánh vào QSDĐ có thể xây dựng ở Việt Nam trong thời gian tới bao gồm: Thuế đánh vào việc đăng ký QSDĐ; thuế đánh vào quyền sử dụng đất; Thuế thu nhập từ chuyển nhượng QSDĐ, thuê đất; Ngồi ra trong dài hạn chúng ta có thể xây dụng thêm các sắc thuế đánh vào tài sản khác như: Thuế đánh vào nhà, vật kiến trúc trên đất; thuế đánh vào việc sở hữu các phương tiện giao thông (máy bay cá nhân, tàu thuyền, ô tô, xe máy); thuế tài đánh hàng năm vào giá trị các tài sản có giá trị lớn khác.
Bên cạnh những sắc thuế có thể học tập và áp dụngtrong q trình xây dựng chính sách thuế ở việt nam, nên xem xét cách thức xác định giá trị tài sản chịu thuế
Ở các quốc gia nói trên, giá trị tài sản chịu thuế thường được xác định trên cơ sở giá trị thị trường của tài sản chịu thuế, hoặc giá trị ấn định của cơ quan có thẩm quyền, hoặc giá trị rịng của tài sản. Xét các hình thức thuế đánh vào tài sản có thể áp dụng vào Việt Nam và điều kiện cụ thể của Việt Nam, có thể thấy, giá trị tài sản tính thuế được xác định theo từng loại tài sản chịu thuế như sau:
- Đối với các tài sản chịu thuế đăng ký tài sản: giá trị tài sản chịu thuế xác
định theo giá trị thị trường của chúng trên cơ sở các giấy tờ hợp pháp liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản. Trong một số trường hợp, khơng có các giấy tờ nói trên, hoặc khơng có các căn cứ xác định giá trị thị trường của tài sản hoặc tài sản chịu thuế được hình thành dưới các dạng chuyển nhượng không thu tiền (được thừa kế, được biếu tặng, được cho) thì giá trị tính thuế được xác
định theo giá ấn định của cơ quan có thẩm quyền. Giá trị ấn định này phải dựa trên giá trị thị trường của các tài sản tương tự tại cùng thời điểm. Việc xây dựng giá trị ấn định cần được xác định đầy đủ, phù hợp nhằm đảm bảo quyền lợi của Nhà nước cũng như đối tượng nộp thuế. Điều này cần phải được nghiên cứu thận trọng, cụ thể.
- Đối với quyền sử dụng đất: Giá trị quyền sử dụng đất tính thuế được
xác định trên cơ sở giá trị thị trường của quyền sử dụng đất theo các giấy tờ hợp pháp liên quan đến việc xác lập quyền sử dụng đất. Trong một số trường hợp, có thể lấy giá trị ấn định của cơ quan có thẩm quyền để làm giá trị tính thuế. Giá trị ấn định có thể dựa trên mức giá đã hình thành trên thị trường có tính đến mục đích sử dụng đất, vị trí đất, khả năng sinh lợi của đất… để xác định.
- Đối với nhà, vật kiến trúc trên đất: Tương tự như ở Đài Loan, giá trị
nhà tính thuế được xác định theo từng loại nhà, cấp nhà, tính chất của vật liệu xây dựng, tuổi thọ nhà và mức độ khấu hao… Trong trường hợp đánh thuế vào đất và đánh thuế vào nhà tách biệt nhau thì khơng nên đặt ra vấn đề vị trí, điều kiện về đất đai để xác định giá trị nhà tính thuế, vì khi đó sẽ có những yếu tố bị tính trùng giữa hai hình thức thuế nói trên.
CHƯƠNG 2