Phướng hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 114)

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘ

3.1.3.Phướng hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về thuế

3.1.31. Hoàn thiện quản lý thuế đảm bảo thực hiện chính sách thuế phải đơn giản, minh bạch, công bằng, dễ thực hiện

Xu hướng chính sách thuế đơn giản, minh bạch, công bằng, dễ hiểu, dễ thực hiện là quan điểm của Đảng và Nhà nước đặt ra cho các nhà hoạch định

chính sách. Một chính sách thuế đơn giản, không quá phức tạp sẽ giúp cho người nộp thuế và người quản lý giảm thiểu các thủ tục hành chính không cần thiết, tiết kiệm được chi phí. Nhất là cơ chế quản lý thuế mới hiện nay người nộp thuế tự khai, tự nộp thuế vào NSNN thì chính sách thuế đơn giản là điều cần thiết.

Để có một chính sách đơn giản, dễ hiểu, vấn đề quan trọng là không kết hợp nhiều các chính sách kinh tế - xã hội khác trong chính sách thuế. Việc kết hợp nhiều các chính sách khác thường dẫn tới mâu thuẫn ngay trong các mục tiêu đó. Mục tiêu chính của thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là tạo nguồn thu cho NSNN một cách lâu dài, công bằng hợp lý và góp phần đảm bảo quản lý khai thác, sử dụng hiệu quả tiết kiệm nguồn lực tài nguyên đất đai của đất nước. Các mục tiêu khác sẽ được giải quyết tốt hơn theo hướng trực tiếp hạn chế giải quyết gián tiếp thông qua các chính sách trung gian. Ví dụ, một chính sách thuế có ít mức thuế suất sẽ tạo điều kiện cho người nộp thuế và người quản lý thực hiện dễ dàng thực hiện hơn.

Tính đơn giản của chính sách thuế còn thể hiện ở chỗ chính sách thuế phải có rất ít các trưòng hợp được miễn, giảm thuế, tức là có ít kẽ hở để giảm cơ hội tránh thuế. Tính đơn giản của chính sách thuế sẽ đảm bảo tiết kiệm được chi phí cả về thời gian và nguồn lực đối với cơ quan quản lý thu thuế và người nộp thuế. Tính đơn giản, minh bạch của một chính sách thuế còn giúp cho Nhà nước dự báo được nguồn thu hiện tại và tương lai gần một cách chính xác hơn.

Một chính sách thuế quá phức tạp với nhiều loại thuế suất, nhiều chính sách miễn, giảm làm cho sự hiểu biết về tác dụng của Luật pháp bị rối loạn và làm mất đi tính công bằng trong một Luật thuế.

3.1.3.2. Đảm bảo tăng nguồn thu cho NSNN

Thuế là công cụ quan trọng tập trung nguồn thu cho NSNN, đáp ứng yêu cầu chi ngày càng tăng của Chính phủ. Nhất là trong điều kiện hiện nay khi vai trò của Nhà nước không chỉ đơn thuần điều chỉnh kinh tế xã hội bằng biện pháp hành chính mà ngày càng sử dụng nhiều biện pháp kinh tế để can thiệp và điều chỉnh các hoạt động kinh tế - xã hội. Khả năng tập trung nguồn thu phụ thuộc vào sự phát triển sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân, thu nhập dân cư...Hay nói cách khác nguồn thu phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ngược lại để phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải huy động được nguồn lực tài chính để đảm bảo khả năng tác động tới các quá trình kinh tế - xã hội của đất nước. Trong khi một số nguồn thu khác có xu hướng giảm như thuế nhập khẩu, khi Việt nam gia nhập WTO buộc chúng ta phải tuân theo những quy định của cùng một sân chơi. Có nghĩa là chúng ta phải cắt giảm thuế nhập khẩu để phù hợp với thông lệ quốc tế. Để đảm bảo nguồn thu cân đối cho chi tiêu ổn định theo chiều hướng tăng dần hàng năm, buộc một số sắc thuế phải cơ cấu lại nguồn thu, trong đó có thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Với yêu cầu tăng thu để bảo nguồn chi tăng hàng năm và để bù đắp các khoản hụt thu từ thuế nhập khẩu và của các doanh nghiệp Nhà nước do yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, cơ cấu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trong tổng thu NSNN cũng phải thay đổi theo hướng tăng dần hàng năm để cùng với các sắc thuế khác góp phần tăng thu cho NSNN.

Đối với thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hiện nay để đảm bảo tăng mức thuế cho NSNN đòi hỏi phải hoàn thiện chính sách theo hướng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế đất nước hiện nay. Chính sách không chỉ tăng thu thông qua việc điều chỉnh thuế suất mà cần phải có nhiều giải pháp khác đồng bộ như mở rộng diện chịu thuế, hạn chế miễn, giảm, tăng cường quản lý...

3.1.3.3. Đảm bảo khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai

Trong cơ chế thị trường có sự định hướng của nhà nước, đất đai trở thành một tài sản có giá trị rất lớn, việc quản lý và sử dụng có hiệu quả đất đai đem lại một nguồn thu rất lớn cho ngân sách nhà nước, hiện nay trong thực tế việc quản lý sử dụng đất đai ở một số địa phương, một số tổ chức, cá nhân còn có sự lãng phí. điều này ảnh hưởng tới nguồn lực của đất nước. Chính vì vậy chúng ta cần phải khai thác, sử dụng đất tiết kiệm hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều công cụ tài chính để quản lý nguồn lực đất đai. Trong các công cụ đó có chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là một trong những công cụ quan trọng được sử dụng.

Từ khi chính sách thuế nhà đất (trước đây) nay là thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ra đời từ 1992 đến nay, chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có sửa đổi, hoàn thiện ở các thời kỳ khác nhau nhằm mục tiêu khai thác, sử dụng hiệu quả đất đai và các mục tiêu khác.

Thông qua nội dung chính sách như áp mức thuế suất cao đối với trường hợp đất lấn, chiếm sử dụng không đúng mục đích để hạn chế việc sử dụng đất không hiệu quả. Khi áp mức thuế suất cao thì mức huy động thuế sử dụng đất phi nông nghiệp vào NSNN sẽ lớn buộc người sử dụng đất phải tính toán phương án sử dụng đất hiệu quả.

Việc xác định giá tính thuế ở mỗi thời kỳ thay đổi nhằm mục tiêu để các nhà sản xuất kinh doanh sử dụng tiết kiệm hiệu quả, điều tiết cao đối với trường hợp có quyền sử dụng nhiều đất, góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ về đất.

Chế tài xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cũng là một hình thức buộc tổ chức, cá nhân sử dụng đất phải thực hiện kê khai thuế trung thực đúng quy định không gian lận. Khi chế tài xử phạt nặng sẽ hạn chế vi phạm về trốn lậu thuế, ...

3.1.3.4. Đảm bảo yêu cầu về tính hiệu quả của chính sách

Chính sách thuế nói chung, chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp nói riêng luôn phải đảm bảo hiệu quả trên nhiều mặt.

Thứ nhất: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tác động tới hiệu quả kinh

tế. Xét trên phương diện kinh tế, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là một công cụ điều tiết kinh tế của đất nước. Do đó khi xây dựng chính sách thuế thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cần phải xem xét tính hiệu quả kinh tế của chính sách. Tính hiệu quả của chính sách có nghĩa là không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự cố gắng của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sử dụng đất đai. Qua đó góp phần thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển. Việc khai thác, sử dụng đất hợp lý hiện nay đang là yêu cầu cấp thiết đối với đất nước. Do vậy, chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải được xây dựng và hoàn thiện theo hướng ngoài việc tập trung nguồn thu cho NSNN và các mục tiêu khác còn phải đặc biệt quan tâm tới tính hiệu quả của chính sách.

Thứ hai: Chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải đảm bảo

hiệu quả trong tổ chức thu. Hiệu quả trong tổ chức thu có nghĩa là tổng số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có khả năng thu được từ người nộp thuế phải lớn nhất với chi phí tổ chức thu là thấp nhất. Chi phí tổ chức thu bao gồm các chi phí trực tiếp quản lý thu từ phía cơ quan thuế và các chi phí gián tiếp do người nộp thuế gánh chịu.

3.1.3.5. Đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng sử dụng nhà, đất trong xã hội

Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tạm thời chưa thu thuế nhà do tình hình kinh tế xã hội tại thời điểm này chưa cho phép thu thuế đối với nhà. Những năm gần đây, Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích, phát triển nhà ở. Luật đất đai 2003 tạo điều kiện cho phát triển nhà; Luật nhà ở 2005, Luật kinh doanh bất động sản 2006, đã tạo hành lang pháp lý để các

tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua... Theo đó, thị trường bất động sản về nhà, đất đã được hình thành và đang trên đà phát triển. Trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại nhà như: chung cư cao cấp đắt tiền, văn phòng cho thuê, các loại hình nhà liền kề, nhà biệt thự... và xuất hiện tình trạng đầu cơ về nhà, đất, đẩy giá nhà, đất lên cao không hợp lý mà chưa có công cụ để điều tiết. Do đó, cần bổ sung thêm quy định thu thuế đối với nhà ở.

Chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cũng cần phải đảm bảo tính công bằng không phân biệt người sử dụng đất có nghĩa là có hoạt động sử dụng đất như nhau thì phải nộp thuế ngang nhau (công bằng theo chiều ngang). Các tổ chức, cá nhân sử dụng đất nhiều khác nhau thì phải nộp thuế khác nhau (công bằng theo chiều dọc). Đối với thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, công bằng theo chiều dọc có nghĩa là sử dụng đất nhiều hơn thì phải nộp thuế nhiều hơn.

Tính công bằng trong chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp nói riêng, chính sách thuế nói chung là động lực thúc đẩy tổ chức, cá nhân khai thácg sử dụng đất hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 114)