Vai trò của đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ tri thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 30)

Sơn đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh

Cùng với đội ngũ trí thức của tỉnh, đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh có những vai trò cơ bản sau:

27

Thứ nhất, cùng với cán bộ lãnh đạo của địa phương, đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số tuyên truyền và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Trí thức người dân tộc thiểu số có mặt mạnh là nắm vững ngôn ngữ dân tộc, thông hiểu địa bàn, phong tục, tập quán, tâm lý dân tộc, do vậy họ là lực lượng tuyên truyền có hiệu quả đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương xuống tận bản làng, đồng thời, góp phần thực hiện việc hoạch định, đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước ở địa phương, đưa những chủ trương chính sách đó vào cuộc sống.

Lạng Sơn tập trung 85% cư dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Số cán bộ là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Trí thức người dân tộc thiểu số cùng với đội ngũ cán bộ trên địa bàn tỉnh thực hiện vai trò là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, là lực lượng trung gian đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng - Nhà nước đến với nhân dân; đồng thời cũng là người tổ chức cho nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng của Đảng, của dân tộc. Đúng như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Chỉ có đồng bào và cán bộ người dân tộc mình mới hiểu dân tộc mình sâu sắc nhất, để phát huy mọi truyền thống tốt đẹp của dân tộc và mọi tiềm năng của quê hương mình trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội” [22, tr.3-4].

Không chỉ là cầu nối giữa Đảng với dân, đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số còn đóng vai trò trung tâm đoàn kết, khai thác tập hợp mọi nguồn lực, trí tuệ của Đảng viên và quần chúng, tổ chức và phát huy sức mạnh tập thể, động viên mọi người dân ra sức thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của toàn thể nhân dân lao động, nó phải được thực hiện thông qua hoạt động tự giác của đông đảo quần chúng có ý thức giác ngộ về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Do đó, công tác giáo dục tư tưởng, tuyên truyền lý luận cách mạng phải đi trước một bước. Bởi

28

vì, bản thân lý luận không thể làm biến đổi hiện thực, nhưng nó có thể trở thành “lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng” [40, tr.580].

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta, để thành công thì những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cần được phổ biến sâu rộng, làm cho nhân dân nhận thức được sự cần thiết, lợi ích cũng như vai trò, nhiệm vụ của mình, từ đó thôi thúc mọi người dân tham gia một cách tự giác, tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khi ấy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ lý luận mới trở thành sức mạnh vật chất làm thay đổi sản xuất và đời sống xã hội.

Với chức năng cơ bản là phổ biến, truyền bá kiến thức, trí thức nói chung và trí thức người dân tộc thiểu số nói riêng, nhất là những người trực tiếp công tác trong ngành văn hóa, tư tưởng giáo dục là lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ này. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo viết, báo nói, báo hình) và các chương trình tập huấn, họ đã góp phần triển khai các nghị quyết, đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước và của tỉnh về công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách nhanh chóng đến mọi người dân và ở khắp các địa bàn của tỉnh. Trên cơ sở đó, giúp nhân dân hiểu, tích cực và chủ động tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ngoài ra, những quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước còn được đội ngũ các nhà giáo người dân tộc thiểu số thực hiện dưới nhiều hình thức khác như lồng ghép vào các chương trình giảng dạy của các môn khoa học Mác-Lênin trong các trường, các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận cho cán bộ, đảng viên, v.v... Qua đó giúp cho quần chúng nhân dân và đồng bào các dân tộc thiểu số hiểu, thực hiện, đồng thời góp phần quan trọng vào việc ngăn chặn mọi sự xuyên tạc của kẻ thù và làm thất bại mọi âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch trong vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

29

Thứ hai, trí thức người dân tộc thiểu số góp phần truyền bá tri thức, nâng cao dân trí, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới đến các địa phương vùng đồng bào dân tộc.

Với kiến thức chuyên môn của mình, cùng với các đồng nghiệp, trí thức dân tộc thiểu số trở thành lực lượng quan trọng trong việc truyền bá, hướng dẫn nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số nâng cao trình độ dân trí, tiếp cận với những thành tựu khoa học - kỹ thuật tiên tiến hiện đại. Trí thức người dân tộc thiểu số trở thành nguồn lực phát triển miền núi Lạng Sơn một cách toàn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, trong đó trung tâm là phát triển kinh tế.

Thông qua công tác tuyên truyền của đội ngũ trí thức, nhân dân các dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn nhận rõ để thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu trước hết phải có “cái chữ”, trình độ văn hóa phải được nâng cao. Như vậy, chức năng khai sáng là hoạt động lớn và quan trọng của trí thức người dân tộc thiểu số. Trí thức người dân tộc thiểu số trong các ngành văn hóa - giáo dục, bằng tuyên truyền, thông tin, giảng dạy đã tham gia trực tiếp trong việc xây dựng con người mới, nếp sống mới, xóa mù chữ, nâng cao mặt bằng dân trí ở từng vùng, làm hạn chế những hủ tục lạc hậu trong tư tưởng và tập tục của đồng bào dân tộc. Những kiến thức khoa học mới thông qua các phương tiện thông tin đại chúng thực sự là cầu nối cộng đồng các dân tộc thiểu số với đất nước và thế giới, giúp đồng bào dân tộc hiểu được để thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, miền núi phải xây dựng theo hướng kinh tế hàng hóa, liên kết chặt chẽ với các tỉnh đồng bằng. Điều này chỉ có thể đạt được khi đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào miền núi. Trí thức dân tộc thiểu số là chủ thể đi đầu và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này, trong đó trách nhiệm lớn là bộ phận trí thức liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật ở lĩnh vực kinh tế trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông - lâm sản.

30

Thứ ba, trí thức người dân tộc thiểu số có vai trò bảo lưu, giữ gìn, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào các dân tộc của tỉnh.

Hiện nay, trên địa bàn Lạng Sơn tập trung hơn 30 dân tộc anh em cùng đoàn kết sinh sống. Mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng, độc đáo. Do vậy, văn hóa các dân tộc ở Lạng Sơn rất đa dạng và đặc sắc. Việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của mỗi dân tộc là thế mạnh để phát triển du lịch, văn hóa trong tỉnh.

,

-

- .

Vài năm gần đây, được sự chỉ đạo thường xuyên của các cấp, các ngành, đội ngũ cán bộ trí thức người dân tộc thiểu số, đặc biệt là đội ngũ nhà báo, nhà văn, nhà thơ (tiêu biểu như nữ Nhà thơ Hoàng Diệu Tuyết (dân tộc Tày) đã có nhiều đóng góp trong việc bảo lưu, quảng bá những nét đặc sắc của văn hóa các dân tộc ở Lạng Sơn. Họ đã tổ chức nhiều hoạt động để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, như: Lễ hội Lồng Tồng (cầu mùa), lễ hội ném Còn, lễ hội Đâm Trâu... tổ chức diễn các trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao… Những lễ hội truyền thống ở Bản Ngà thuộc huyện Cao Lộc đã thu hút hàng vạn người dân địa phương tham dự với niềm tự hào về văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

31

. Trí thức người dân tộc thiểu số cùng với người dân bản địa ở Lạng Sơn luôn tự hào về thế mạnh và tiềm năng văn hóa - du lịch rất lớn của tỉnh. Vào mỗi mùa lễ hội, trí thức người dân tộc thiểu số cùng với cán bộ lãnh đạo các địa phương và đông đảo đồng bào các dân tộc tổ chức ôn lại, dựng lại, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lễ hội văn hóa của tỉnh. Những hoạt động đó thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc tham gia với niềm vui, niềm tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc. Mỗi mùa lễ hội qua đi để lại ấn tượng sâu sắc với đồng bào các dân tộc, làm tăng tình cảm yêu quê hương, tự hào về những giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn, qua đó gìn giữ và quảng bá những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số Lạng Sơn, đồng thời góp phần làm đa dạng, phong phú nền văn hóa Việt Nam.

Cùng với trí thức người Kinh, trí thức người dân tộc thiểu số đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện “trí thức hóa công - nông”.

Đội ngũ công nhân và nông dân là lực lượng cơ bản, to lớn, là chủ thể trực tiếp thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy: trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của đội ngũ này, nhất là công nhân, nông dân người dân tộc thiểu số còn rất hạn chế. Để quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của tỉnh thành công cần phải thực hiện “trí thức hóa công - nông”. Đó là phải từng bước nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, đào tạo và đào tạo lại nghề và kỹ năng lao động cho đội ngũ công nhân và nông dân trong tỉnh. Trong nhiệm vụ này đội ngũ trí thức đóng vai trò chủ yếu.

32

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh bên cạnh số đông trí thức là người dân tộc thiểu số, số trí thức người Kinh cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao. Đây là lực lượng lao động có trình độ cao, nhạy bén, am hiểu khoa học kỹ thuật, chủ yếu tập trung sinh sống và làm việc ở trung tâm thành phố. Để nâng cao trình độ cho công nhân và nông dân, giúp họ có đủ điều kiện và khả năng tham gia trực tiếp vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách hiệu quả, cần phải kết hợp sự giúp đỡ giữa trí thức người Kinh và trí thức người dân tộc thiểu số trong tỉnh. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách cần phải làm trong quá trình thực hiện liên minh công - nông - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ tri thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)