- Về chất lượng
3.2.3. Nhóm giải pháp tạo điều kiện vật chất và môi trường thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu sáng tạo của trí thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh
cho hoạt động nghiên cứu sáng tạo của trí thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh
Tập trung phát triển mạnh một số ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng dân tộc thiểu số và cơ cấu kinh tế nông thôn.
Phát triển khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng - Tân Thanh - Hữu Nghị Quan trở thành trung tâm tăng trưởng Việt Nam - Trung Quốc, tạo ra bước phát triển đột phá quan trọng, tạo thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa, phát triển dịch vụ... từ đó thay đổi dần lối sống cũ, phương thức sản xuất cũ, lạc hậu, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở phát huy tốt nhất các tiềm năng về rừng, đất đai, tài nguyên nước.
Đầu tư mạnh và đưa vào sử dụng các công trình thủy điện. Đây là ngành thu hút nhiều nguồn lao động từ lao động phổ thông đến lao động chất lượng cao, tạo cơ hội cho đồng bào các dân tộc thiểu số tiếp cận đến phát triển, đồng thời khuyến khích phát triển trí thức người dân tộc thiểu số ở những lĩnh vực này.
Những giải pháp kinh tế được thực hiện tốt không chỉ thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất cho đồng bào, mà còn là giải pháp quan trọng góp phần tích cực vào việc thay đổi dần tâm lý, thói quen cũ, lạc hậu; những phong tục tập quán cổ hủ vẫn tồn tại và các chế định đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số từ bao đời nay, đồng thời tạo cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện tốt chiến lược phát triển nguồn nhân lực của tỉnh nói chung và nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số nói riêng ở tỉnh Lạng Sơn.
89
Chính sách đầu tư nghiên cứu khoa học tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho hoạt động sáng tạo của đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn cần được các cấp ủy Đảng chính quyền và toàn xã hội quan tâm. Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá IX chỉ rõ: phải tập trung mọi nguồn vốn đầu tư, đảm bảo kinh phí hoạt động nghiên cứu khoa học của trí thức; cho giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đúng với vị trí là quốc sách hàng đầu. Việc đầu tư đúng mức cho các lĩnh vực này chính là đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.
Mặt khác, tỉnh cần đổi mới tư duy, đổi mới nhận thức về vai trò, vị trí của đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho đội ngũ này phát huy sáng tạo. Tôn trọng và tạo điều kiện vật chất và tinh thần, tạo môi trường xã hội tốt đẹp, đảm bảo dân chủ trong các hoạt động sáng tạo của trí thức. Tăng mức đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho phát triển khoa học - công nghệ, cho các hoạt động nghiên cứu sáng tạo của trí thức. Nội dung này vừa đòi hỏi phải tôn trọng sự tự do sáng tạo của cá nhân và các tập thể lao động trí tuệ, vừa phải đề cao trách nhiệm chính trị - xã hội, trách nhiệm công dân của trí thức trong nghiên cứu khoa học và sáng tạo; kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với những hành vi lợi dụng tự do, dân chủ để thực hiện những ý đồ xấu về chính trị có hại cho lợi ích của đất nước và nhân dân.
Ngân sách Nhà nước địa phương cần tăng cường mức đầu tư thoả đáng cho nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo, văn hoá - xã hội... Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ như nâng cấp các phòng thí nghiệm, thư viện các trường học, cơ sở vật chất các trường chuyên nghiệp, trường dân tộc nội trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng... nhằm đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cụ thể là:
90
- Tăng ngân sách đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, trong đó, tập trung vào các lĩnh vực khoa học và công nghệ, các ngành mũi nhọn du lịch, thương mại của tỉnh vùng biên giới.
- Huy động, vận động, thu hút, đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư (ngân sách tỉnh, trung ương; các thành phần kinh tế, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, cá nhân...) cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhất là trên các lĩnh vực kinh tế đặc thù của tỉnh, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
- Trung ương, tỉnh cần tăng ngân sách đầu tư cho công tác bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số hiện có để họ có thể cập nhật kiến thức khoa học mới, nâng cao trình độ khoa học, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực nghiên cứu và hoạt động thực tiễn trong sản xuất và phục vụ nhân dân.
Tạo điều kiện và môi trường làm việc thuận lợi cho trí thức người dân tộc thiểu số là vấn đề quan trọng nhằm phát huy khả năng sáng tạo của đội ngũ này. Xây dựng không khí dân chủ, đoàn kết trong hoạt động khoa học, tăng cường sự hợp tác giữa các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và những người trí thức; khuyến khích tìm tòi và tranh luận để tìm ra cái mới, có tác dụng trong thực tiễn sản xuất và đời sống nhân dân.
Bên cạnh đó, hệ thống quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước với tư cách là yếu tố quyết định để trí thức hoạt động sáng tạo. Vì vậy, cơ chế, chính sách về trí thức phải được quán triệt, nhận thức đầy đủ, sâu sắc, tổ chức thực hiện nghiêm túc và phải tạo ra sự đồng thuận về mặt xã hội thì mới đi vào đời sống nhân dân, góp phần tích cực thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các cấp trong tỉnh cần phối hợp xây dựng đồng bộ cơ chế quản lý khoa học, tạo ra bầu không khí thi đua sôi nổi trong đội ngũ trí thức giữa trí thức người Kinh với trí thức người dân
91
tộc thiểu số; khuyến khích lao động sáng tạo, tạo điều kiện cho trí thức phấn đấu trưởng thành về mọi mặt. Thường xuyên tổ chức hội thảo, tổng kết hoạt động, khen thưởng kịp thời đối với trí thức, đánh giá đúng giá trị lao động sáng tạo của họ.
Những năm qua, tỉnh Lạng Sơn rất chú trọng đến việc đầu tư cho khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo. Cụ thể, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo như: "Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020"; Quy hoạch phát triển ngành y tế tỉnh Lạng Sơn đến năm 2015, "Dự án đào tạo, thu hút nguồn nhân lực tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2005- 2015", "Đề án xây dựng nguồn cán bộ có trình độ khoa học - kỹ thuật cao cho hệ thống trường Chính trị tỉnh Lạng Sơn", "Đề án đào tạo, bồi dưỡng, thu hút giáo viên dạy nghề giai đoạn 2006 - 2010", "Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về xây dựng mạng lưới cán bộ kỹ thuật cơ sở"; Chỉ thị của Tỉnh uỷ về chỉ đạo củng cố kiện toàn tổ chức Liên hiệp hội khoa học - kỹ thuật tỉnh Lạng Sơn". Việc triển khai thực hiện tốt những văn bản này sẽ tạo ra môi trường, điều kiện thuận lợi và cơ hội tốt cho trí thức nói chung và trí thức người dân tộc thiểu số nói riêng không ngừng phát triển.