Trong những năm tới, đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số của tỉnh Lạng Sơn sẽ tăng về số lượng và chất lượng

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ tri thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 72 - 74)

- Về chất lượng

2.2.1. Trong những năm tới, đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số của tỉnh Lạng Sơn sẽ tăng về số lượng và chất lượng

của tỉnh Lạng Sơn sẽ tăng về số lượng và chất lượng

Sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta nói chung và trên địa bàn Lạng Sơn nói riêng trong điều kiện cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế phát triển đặt ra yêu cầu chung là người lao động ngày nay phải có kiến thức, kỹ năng, nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức; có nghiệp vụ và tác phong công nghiệp, cần cù lao động và sáng tạo để có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Để thực hiện được yêu cầu đó cần phải có nguồn lực con người có trình độ chuyên môn cao, trong đó đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt, là tinh hoa tiêu biểu cho nguồn nhân lực chất lượng cao của dân tộc.

Hiện nay, Lạng Sơn sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, do vậy, lao động nông, lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Trong đó, đồng bào các dân tộc thiểu số tăng gia sản xuất nông nghiệp ở khu vực nông thôn, vùng núi cao. Do đó để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng, tỉnh Lạng Sơn phải đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và coi trọng chính sách, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng lao động, trình độ chuyên môn, tay nghề của lực lượng lao động. Nhờ đó, số lượng và

69

chất lượng của đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số của tỉnh sẽ ngày càng gia tăng.

Tỉnh Lạng Sơn có nhiều thuận lợi trong việc đào tạo, phát triển đội ngũ trí thức nói chung và trí thức người dân tộc thiểu số nói riêng với chất lượng ngày càng tốt hơn. Những chủ trương, chính sách của Đảng trong Nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, đã được thông qua và đi vào đời sống xã hội. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo được đổi mới theo hướng tích cực, hiện đại, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo vươn tới ngang bằng các nước trong khu vực. Ngân sách Nhà nước và các thành phần kinh tế đầu tư cho nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học có xu hướng tăng dần theo quá trình tăng trưởng của nền kinh tế đất nước. Đó là cơ sở quan trọng để đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh về lực lượng và đạt được những thành tựu về khoa học và công nghệ trong hoạt động thực tiễn của mình.

Các ngành, các cấp cũng ngày càng nhận thức đúng đắn hơn vị trí, vai trò của trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên chính sách ưu đãi và trọng dụng trí thức ngày càng được chú trọng hơn. Đồng thời, hội nhập quốc tế tạo cơ hội cho trí thức, trong đó có đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số tiếp cận với nền khoa học và công nghệ hiện đại của thế giới, thúc đẩy việc học tập, nâng cao trình độ, tự vươn lên để cống hiến và làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

Tỉnh cũng đang thực hiện nhiều chủ trương, chính sách đối với đội ngũ trí thức trong tỉnh nói chung và trí thức người dân tộc thiểu số nói riêng, trong đó đặc biệt là “Dự án đào tạo, thu hút nguồn nhân lực tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2005- 2015”. Mục tiêu của dự án là phát triển một đội ngũ trí thức có trình độ sau đại học đủ tiêu chuẩn và điều kiện để tiến tới xây dựng trường

70

Đại học Cộng Đồng tại Lạng Sơn. (Dự án phát triển trường Đại học ở Lạng Sơn); Các cơ quan, ban ngành trong tỉnh thực hiện theo Công văn số 28/UBND tỉnh Lạng Sơn về chế độ cho cán bộ đi học thạc sỹ và nghiên cứu sinh. Dự án đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học cho cán bộ công nhân viên chức trong tỉnh (có chỉ tiêu phù hợp với từng đơn vị). Như vậy, chỉ tiêu, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đã được thực hiện và bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, khuyến khích đông đảo công chức, viên chức tham gia. Theo dự báo và kế hoạch, trong 5 năm tới (2010 - 2015), số trí thức có trình độ trên đại học sẽ tăng lên đủ số lượng cần thiết, để một số trường chuyên nghiệp trong tỉnh xây dựng mô hình trường cấp cao hơn

Như vậy, với sự đầu tư mạnh mẽ và sự chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cộng với sự nỗ lực của chính các nhà trí thức, chắc chắn đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số của tỉnh Lạng Sơn sẽ tăng lên cùng với đội ngũ trí thức của tỉnh về cả số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực hiện thành công các kế hoạch, định hướng phát triển bền vững cho tỉnh.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ tri thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)