Nhóm giải pháp về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh nhằm huy động mọi nguồn lực

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ tri thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 101 - 104)

- Về chất lượng

3.2.5. Nhóm giải pháp về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh nhằm huy động mọi nguồn lực

của chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh nhằm huy động mọi nguồn lực để phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trong các giải pháp nhằm xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhóm giải pháp đổi mới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh và sự quản lý của chính quyền các cấp đối với trí thức dân tộc thiểu số là rất quan trọng. Sự đổi mới đó trước hết phải xác định được những quan điểm và đường lối chiến lược đúng đắn, có cơ sở khoa học, khi xác định vị trí, vai trò của trí thức người dân tộc thiểu số cũng như công tác xây dựng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn trong tình hình mới. Đối với các cơ quan, đơn vị tập trung đông đảo lực lượng trí thức người dân tộc thiểu số như Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức Đảng ở đó, nhất là các chi bộ phải chú trọng chăm lo công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo công tác chuyên môn, trở

98

thành hạt nhân lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Để thực hiện đạt kết quả tốt nhiệm vụ đó, cần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp uỷ Đảng và đảng viên trên cơ sở trí thức hoá đội ngũ của Đảng trên cái nền nâng cao dân trí để đưa trí tuệ của Đảng ngang tầm với trí tuệ của thời đại.

Đảng bộ tỉnh cần chú ý, quan tâm chỉ đạo công tác phát triển đảng viên mới trong đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số, nhất là trí thức trẻ có năng lực, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh. Làm được như vậy, Lạng Sơn không những tạo được sự đoàn kết giữa các dân tộc, ủng hộ và cống hiến của trí thức mà còn củng cố vững chắc vai trò, vị trí lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trước những thay đổi hết sức to lớn, sâu sắc của đất nước, của khoa học và công nghệ, của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Mặt khác, trong quá trình lãnh đạo của mình, Đảng bộ tỉnh cần tạo điều kiện thuận lợi để trí thức người dân tộc thiểu số cùng với đội ngũ trí thức trong tỉnh phát huy năng lực phát minh, sáng tạo và thực hiện tốt chức năng phê phán, phản biện, phát hiện và dự báo tương lai. Trí thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn cần phải được thu hút, tập hợp vào các tổ chức và hoạt động xã hội - chính trị đa dạng. Ngoài việc tham gia các tổ chức có tính chất Nhà nước như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp công đoàn và các tổ chức đoàn thể khác, trí thức còn cần được tập hợp vào các tổ chức có tính chất nghề nghiệp, qua đó có thể tập hợp, thu hút đông đảo lực lượng trí thức trong tất cả các ngành, các cấp, các thành phần kinh tế trong tỉnh, kể cả trí thức Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh. Mục đích cuối cùng là hướng họ cùng phấn đấu cho sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đi đôi với việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh phải gắn liền với việc đổi mới sự quản lý của hệ thống chính quyền từ tỉnh đến cơ sở

99

nhằm huy động mọi nguồn lực để xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cụ thể là:

- Các cấp chính quyền trong tỉnh cần kịp thời thể chế hoá các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đối với trí thức người dân tộc thiểu số. Rà soát, sửa đổi, bổ sung những chế độ, chính sách đã bộc lộ những điểm bất hợp lý, tạo động lực mạnh mẽ để phát huy trí tuệ và tiềm năng to lớn của đội ngũ trí thức đặc thù trong tỉnh.

- Kiện toàn và đổi mới công tác quản lý khoa học và hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ khoa học, văn học nghệ thuật; khoa học hoá các hoạt động hành chính của Nhà nước; sắp xếp lại các cơ quan nghiên cứu khoa học hợp lý; giải thể các cơ quan hoạt động không hiệu quả, hợp nhất các trung tâm có cùng chức năng nghiên cứu. Liên hiệp Hội khoa học - kỹ thuật, Hội văn học - nghệ thuật tỉnh và các hội nghề nghiệp cần phải chủ động, thường xuyên nắm tình hình thực hiện các chế độ, chính sách đối với đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số; đề xuất với cơ quan có trách nhiệm xem xét, giải quyết những vấn đề chưa hợp lý để bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với trí thức người dân tộc thiểu số của tỉnh nhằm phát huy vai trò, năng lực cống hiến của họ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.

- Cần quan tâm quản lý chặt chẽ công tác đào tạo tại các trường dân tộc nội trú, trường cao đẳng, đại học trong tỉnh. Hiện nay, công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này còn khá lỏng lẻo, chưa khoa học. Việc thực hiện chủ trương đa dạng hoá các hình thức học tập và các loại hình đào tạo là phù hợp với yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh, song trong quá trình thực hiện vẫn còn nảy sinh những biểu hiện tiêu cực từ khâu tuyển chọn, thi cử, học tập... Vì vậy, tỉnh Lạng Sơn cần chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới từ hình thức đến nội dung đào tạo, tập trung đào tạo các lĩnh vực xã hội đang cần, nhất là lĩnh vực kinh

100

tế mũi nhọn, thế mạnh của tỉnh, đảm bảo cho phát triển bền vững trước mắt và trong tương lai.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ tri thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)