.Phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số của tỉnh vừa phải đặt trong tổng thể chính sách phát triển đội ngũ trí thức, vừa coi trọng

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ tri thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 83 - 84)

- Về chất lượng

3.1.4 .Phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số của tỉnh vừa phải đặt trong tổng thể chính sách phát triển đội ngũ trí thức, vừa coi trọng

phải đặt trong tổng thể chính sách phát triển đội ngũ trí thức, vừa coi trọng tính đặc thù của đội ngũ này

Trí thức và trí thức người dân tộc thiểu số là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Do vậy, phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số của tỉnh phải đặt trong chính sách tổng thể phát triển đội ngũ trí thức nói chung, đồng thời thấy được tính đặc thù của đội ngũ này.

Là những người lao động trí óc, có hiểu biết sâu rộng, là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, họ luôn có nhu cầu nhận thức và khám phá cái mới, mong muốn hoàn thiện trí năng, thỏa mãn ước vọng tự do sáng tạo, cống hiến.

Mặt khác lại công tác ở miền núi, điều kiện cơ sở vật chất, kinh tế - xã hội khó khăn và xuất thân từ con em của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa giao thông đi lại khó khăn, để thu hút trí thức người dân tộc thiểu số sau khi được đào tạo về công tác ở tỉnh, cần phải có những chính sách đặc biệt ưu tiên cho đội ngũ này, phải có cơ chế, chính sách tạo ra những động lực để thu hút nhân tài như: động lực về vật chất, về tinh thần, về tình cảm,... tạo ra môi trường nghiên cứu, tranh luận, phản biện khoa học lành mạnh, thẳng thắn để trí thức người dân tộc thiểu số có điều kiện sử dụng tiếng nói của dân tộc mình. Trong đó, tỉnh cần đặc biệt quan tâm và tạo ra động lực kinh tế - vật chất để đáp ứng nhu cầu, làm việc thiết thực của trí thức người dân tộc thiểu số, trước hết là nhu cầu vật chất, giao lưu khoa học, nghỉ ngơi, nâng cao sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đối với trí thức người dân tộc thiểu số, tỉnh cần nhất quán quan điểm: chế độ tiền lương phải phản ánh được cả hai yêu cầu: trọng dụng người tài và chính sách dân tộc của Đảng.

80

Trên đây là những quan điểm cơ bản có tính chỉ đạo thực tiễn. Để hiện thực hóa, cần có một hệ giải pháp khoa học và phù hợp với đối tượng đặc thù này.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ tri thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)