- Về chất lượng
2.1.2. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn
thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn
* Những kết quả đạt được
Xuất phát từ quan điểm: trí thức là vốn quí của dân tộc, là một lực lượng cách mạng, là động lực của sự phát triển, Đảng bộ và lãnh đạo các ban ngành tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên, đãi ngộ phát
56
triển nguồn nhân lực trong tỉnh, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển đội ngũ trí thức và trí thức người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Cụ thể là:
Công tác quy hoạch cán bộ trí thức người dân tộc thiểu số
Nghị quyết Trung ương ba (khóa VIII) về chiến lược cán bộ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã nhấn mạnh: "Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài" [13, tr.82].
Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác quy hoạch, ngày 10/3/1998, Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 17-CT/TU về công tác xây dựng quy hoạch cán bộ, trí thức. Theo sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, từ Tỉnh ủy đến các huyện, thị, Đảng ủy trực thuộc, các Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng tiến hành việc nhận xét, đánh giá và phân loại cán bộ theo ba loại: đã được đào tạo cơ bản, hoàn thành nhiệm vụ có khả năng phát triển cao hơn; hoàn thành nhiệm vụ, ổn định công tác; cần phải thay đổi bố trí lại công tác. Đồng thời, tiến hành xây dựng quy hoạch cán bộ ở tất cả các ngành. Tỉnh ủy đã xây dựng quy hoạch 7 chức danh lãnh đạo chủ chốt: Bí thư, phó Bí thư, Chủ tịch, phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Thường vụ trưởng các Ban Đảng tỉnh. Chỉ đạo các huyện, thị, Đảng ủy trực thuộc; các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo của địa phương, đơn vị mình.
Theo kết quả tổng hợp ở 11 huyện, thị và 28 cơ sở, ban ngành, căn cứ tiêu chuẩn cán bộ và tình hình thực tiễn, có 282 lượt cán bộ được đưa vào diện quy hoạch tạo nguồn cán bộ lãnh đạo các chức danh diện Tỉnh ủy quản lý [53].
Tiếp tục thực hiện các văn bản hướng dẫn của Trung ương và kết luận Hội nghị Trung ương bảy (khóa X) về công tác xây dựng phát triển đội ngũ trí thức, Tỉnh ủy đã quán triệt và xây dựng Chương trình hành động số 163-
57
Chtr/TU ngày 21/10/2002, chú trọng nhiệm vụ xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm chủ động tạo nguồn, đảm bảo sự chuyển tiếp cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành trong những năm tới.
Để tiến hành rà soát, bổ sung, điều chỉnh và quy hoạch cán bộ, Thường vụ Tỉnh ủy đã có Công văn số 173-CV/TU ngày 18/12/2002 về xây dựng quy hoạch cán bộ Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2004-2009, nhiệm kỳ cấp ủy 2005- 2010. Căn cứ hướng dẫn số 17-HD/TCTW ngày 23/4/2003 của Ban tổ chức Trung ương về quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Ban Tổ chức Tỉnh ủy có Công văn số 441-CV/TC ngày 30/5/2003 hướng dẫn công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Kết quả quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2005-2010 như sau: - Quy hoạch nguồn Bí thư, phó Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (cấp huyện, thị) có 57 đồng chí. Trong đó: dân tộc thiểu số 41 đồng chí, chiếm 71,93%; nữ 2 đồng chí, chiếm 3,51%.
- Quy hoạch nguồn các chức danh cấp trưởng, phó các sở, ban, ngành, đoàn thể có 95 đồng chí. Trong đó: dân tộc thiểu số 89 đồng chí, chiếm 93,68%; nữ 11 đồng chí, chiếm 11,58%.
- Quy hoạch nguồn nhân sự Ban Chấp hành khóa XIV có 73 đồng chí. Trong đó: dân tộc thiểu số 57 đồng chí, chiếm 78,08%; nữ 9 đồng chí, chiếm 12,33%.
- Quy hoạch nguồn nhân sự Ban Thường vụ Tỉnh ủy có 22 đồng chí. Trong đó: dân tộc thiểu số 18 đồng chí, chiếm 81,82%; nữ 1 đồng chí, chiếm 4,55%.
Thông qua các số liệu trên cho thấy, cơ cấu dân tộc và giới trong quy hoạch đã được các đơn vị chú trọng nên tỷ lệ tương đối cao. Một số cán bộ trí thức dân tộc thiểu số trẻ có trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức, có triển vọng phát triển đã đưa vào quy hoạch kế cận, dự bị cho các chức danh chủ chốt [53].
58
Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trí thức người dân tộc thiểu số
Trên cơ sở quy hoạch, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được tiến hành thường xuyên và bước đầu có những chuyển biến tích cực cả về đối tượng, nội dung và phương thức. "Chỉ tính từ 1996-2000, đã có trên 9.000 lượt cán bộ được cử đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế... ở Trung ương và địa phương" [52]. Trong đó, đào tạo hệ cao cấp, cử nhân người dân tộc thiểu số gần 30%; đào tạo hệ trung cấp và bồi dưỡng người dân tộc thiểu số ước khoảng 65% trở lên.
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo tinh thần Quyết định số 74-QĐ/TTg ngày 7/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 18/12/2001 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001 - 2010, từ năm 2001 đến tháng 6/2005, Trường Chính trị tỉnh Lạng Sơn đã mở được các lớp như sau:
- Hệ đào tạo:
+ Trung cấp lý luận chính trị hệ chính quy tập trung 1 lớp, với 48 học viên. + Trung cấp lý luận chính trị hệ tại chức: 22 lớp, với tổng số 1.518 học viên. + Trung cấp hành chính: 3 lớp với 223 học viên.
- Hệ bồi dưỡng:
+ Các lớp bồi dưỡng mở theo kế hoạch của Tỉnh ủy cho cán bộ khối Đảng, đoàn thể nhân dân ở cơ sở (xã, phường, thị trấn): 61 lớp với 3.996 học viên.
+ Các lớp bồi dưỡng mở theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh: 50 lớp với 2.715 học viên.
+ Các lớp mở theo dự án đào tạo cán bộ xã nghèo đặc biệt khó khăn (Chương trình 135 của Chính phủ): 39 lớp với 2.181 học viên gồm các đối tượng là Chủ tịch, phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; trưởng thôn, bản; trưởng đoàn thể nhân dân: Mặt trận, thanh niên, phụ nữ, nông dân và ban giám sát xã.
59
Như vậy, chỉ trong vòng 4,5 năm, Trường Chính trị tỉnh Lạng Sơn mở được 177 lớp với 10.819 học viên. Trong đó, hệ đào tạo: 27 lớp với 1.927 học viên, tỷ lệ học viên là người dân tộc thiểu số ước khoảng trên 70%; hệ bồi dưỡng: 150 lớp với 8.892 học viên, tỷ lệ học viên người dân tộc thiểu số ước khoảng trên 80%.
Về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng: tỷ lệ tốt nghiệp các lớp đào tạo đạt 100%, trong đó: khá, giỏi chiếm 65%; các lớp bồi dưỡng khá, giỏi chiếm 70% trở lên.
Với phương châm: đa dạng hóa các loại hình đào tạo, tỉnh đã chú trọng mở các lớp đào tạo tại chức cho cán bộ đương chức, cán bộ nguồn, cán bộ thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác ngay trên địa bàn tỉnh như: Phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh mở 3 lớp cao cấp lý luận chính trị với 305 học viên (gần 31% là người dân tộc thiểu số). Phối hợp với Học viện Hành chính Quốc gia mở 1 lớp cử nhân hành chính với 151 học viên (31% là người dân tộc thiểu số). Phối hợp với Học viện Báo chí - Tuyên truyền mở 1 lớp đại học báo chí cho 86 học viên (51% là người dân tộc thiểu số). Ngoài ra, hàng năm tỉnh còn cử khoảng trên dưới 100 cán bộ đi đào tạo tập trung về chuyên môn nghiệp vụ tại các trường ở Trung ương (tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên, dưới 30%).
Như vậy, tổng hợp kết quả đào tạo, bồi dưỡng trí thức của tỉnh từ 2001 đến hết 2005 cho thấy:
- Tổng số trí thức được đào tạo, bồi dưỡng là 22.360. Trong đó, trí thức người dân tộc thiểu số là 11.490, chiếm 51,27%; cán bộ nữ là 8.180, chiếm 37,68% trong tổng số cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng [50].
- Chia theo cấp quản lý:
+ Cấp tỉnh: đào tạo, bồi dưỡng được 5.631 người. Trong đó, người dân tộc thiểu số là 2.194, chiếm 38,96%; cán bộ nữ: 1.295, chiếm 23% trong tổng số cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng.
60
+ Cấp huyện: đào tạo, bồi dưỡng được 4.439 người. Trong đó, người dân tộc thiểu số là 2.185, chiếm 49,22%; trí thức nữ: 840, chiếm 18,92% trong tổng số trí thức được đào tạo, bồi dưỡng.
Về chính sách đào tạo, bồi dưỡng trí thức người dân tộc thiểu số
Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng trí thức người dân tộc thiểu số, để tạo động lực và khuyến khích phát triển đội ngũ này, tỉnh đã vận dụng linh hoạt một số quy định của chính phủ để phụ cấp hỗ trợ thêm cho đối tượng này. Cụ thể là ngày 22/7/2005, tại kỳ họp thứ 4 - Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV, thông qua Nghị quyết số 35/2005/NQ-HĐND-14 "Quy định một số chính sách khuyến khích cán bộ, công chức học tập".
Tại Khoản 1 Mục I phần A có quy định chế độ chính sách và mức trợ cấp như sau:
- Đối với cán bộ, công chức đang công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể cấp tỉnh, huyện, thị xã được cử đi đào tạo sau đại học, ngoài các chế độ được hưởng theo quy định của Nhà nước hiện hành, còn được hỗ trợ sau khi nhận bằng tốt nghiệp:
+ Tốt nghiệp thạc sĩ hệ vừa học, vừa làm: 5.000.000 đồng/người. Nếu đạt loại khá: 7.000.000 đồng/người; loại giỏi: 9.000.000 đồng/người.
+ Tốt nghiệp thạc sĩ, chuyên khoa cấp II hệ tập trung: 7.000.000 đồng/ người. Nếu đạt loại khá: 9.000.000 đồng/người; loại giỏi: 12.000.000 đồng/người.
+ Tốt nghiệp tiến sĩ hệ vừa học, vừa làm: 12.000.000 đồng/người. Nếu đạt loại khá: 14.000.000 đồng/người; loại giỏi: 16.000.000 đồng/người.
+ Tốt nghiệp tiến sĩ hệ tập trung: 15.000.000 đồng/người. Nếu đạt loại khá: 17.000.000 đồng/người; loại giỏi 20.000.000 đồng/người.
Nếu là người dân tộc thiểu số, ngoài các chế độ được hưởng theo quy định trên còn được hỗ trợ trong quá trình học tập thực tế:
+ Cán bộ, công chức đang công tác tại những nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,1 - 0,2: nam 350.000 đồng/người/tháng; nữ 400.000 đồng/người/tháng.
61
+ Cán bộ, công chức đang công tác tại những nơi có hệ số phụ cấp khu vực 0,3 trở lên: nam 400.000 đồng/người/tháng, nữ 450.000 đồng/người/tháng.
- Đối với cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã được cử đi học đại học trong và ngoài tỉnh, được hưởng theo quy định của Nhà nước hiện hành, còn được hỗ trợ mua tài liệu 200.000 đồng/người/năm; nghiên cứu thực tế 400.000 đồng/người/khóa học và hỗ trợ trong quá trình học tập thực tế.
+ Cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã đang công tác những nơi có hệ số trợ cấp khu vực từ 0,1 - 0,2: đào tạo trong tỉnh nam 150.000 đồng/người/tháng, nữ 200.000 đồng/người/tháng (trừ thời gian nghỉ hè); đào tạo ngoài tỉnh: nam 350.000 đồng/người/tháng, nữ 400.000 đồng/người/tháng (trừ thời gian nghỉ hè).
+ Cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã đang công tác những nơi có hệ số khu vực 0,3 trở lên: Đào tạo trong tỉnh: nam 200.000 đồng/người/tháng, nữ 250.000 đồng/người/tháng (trừ thời gian nghỉ hè); đào tạo ngoài tỉnh: nam 400.000 đồng/người/tháng, nữ: 450.000 đồng/người/tháng (trừ thời gian nghỉ hè) [6].
Như vậy, nếu so sánh chính sách chế độ hiện hành về đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh Lạng Sơn hiện nay với chính sách chế độ mới của tỉnh trước đây, có thể thấy rằng: đây là sự "đột phá" trong nhận thức và hành động đối với việc ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ người dân tộc thiểu số học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Chính sách này không chỉ chú ý tới cán bộ người dân tộc thiểu số, mà còn có sự quan tâm cụ thể tới từng vùng (khu vực); đồng thời, còn có sự khuyến khích trong học tập đạt kết quả cao.
Về công tác bố trí, sử dụng trí thức người dân tộc thiểu số
Phần lớn trí thức người dân tộc thiểu số sau khi đào tạo về được bố trí công việc một cách tương đối hợp lý. Việc sử dụng trí thức người dân tộc thiểu số đã được các cấp, các ngành chú ý quan tâm hơn trước.
Đội ngũ trí thức hiện nay nói chung, trí thức người dân tộc thiểu số nói riêng từng bước được thay thế, bố trí lại để đáp ứng yêu cầu của cơ chế
62
mới trong điều kiện kinh tế thị trường. Đối với trí thức là cán bộ lãnh đạo, quản lý, bên cạnh những cán bộ người dân tộc thiểu số có thâm niên công tác, vững về chính trị và giàu kinh nghiệm thực tiễn, đã chú trọng sử dụng những cán bộ trí thức trẻ người dân tộc thiểu số được đào tạo cơ bản, có tư duy đổi mới, năng động, tháo vát, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, có kiến thức về kinh tế, pháp luật.
Việc bố trí, sử dụng đội ngũ trí thức nói chung, trí thức người dân tộc thiểu số nói riêng dần gắn với quy hoạch dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Tỉnh đã xây dựng quy chế bổ nhiệm; quy định rõ mọi chức danh bổ nhiệm có thời hạn và nhất thiết phải được sự tín nhiệm của tập thể mới được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý.
Về công tác luân chuyển trí thức người dân tộc thiểu số
Căn cứ yêu cầu công tác và năng lực của trí thức, tỉnh đã điều động luân chuyển, bố trí lại một số trí thức trẻ có triển vọng trong quy hoạch để rèn luyện, bồi dưỡng năng lực thực tiễn, khắc phục một bước tình trạng khép kín trong từng ngành, từng huyện, thị, tạo nguồn cán bộ trí thức lâu dài cho địa phương.
Thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị ngày 25/01/2002 về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, tỉnh đã xây dựng Kế hoạch số 136-KHTU ngày 30/6/2002 về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Kết quả, từ năm 2001 đến năm 2006: Trí thức dân tộc thiểu số là cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy quản lý, luân chuyển được 35 đồng chí: từ tỉnh đi Trung ương 5 đồng chí, từ tỉnh về huyện 3 đồng chí, từ huyện về tỉnh 9 đồng chí, Tỉnh ủy sang ủy ban nhân dân tỉnh 1 đồng chí, ngành này sang ngành khác 7 đồng chí, từ Huyện ủy sang ủy ban nhân dân huyện 3 đồng chí, huyện này sang huyện khác 2 đồng chí.
Cán bộ trí thức dân tộc thiểu số thuộc diện huyện, ngành quản lý đã luân chuyển 59 đồng chí: Từ huyện xuống cơ sở 3 đồng chí, huyện này
63
sang huyện khác 7 đồng chí, cơ sở về huyện 11 đồng chí, từ huyện và cơ sở về tỉnh 4 đồng chí, huyện này sang huyện khác 7 đồng chí, huyện ủy sang ủy ban nhân dân huyện 5 đồng chí, luân chuyển trong ủy ban nhân dân huyện 19 đồng chí, tỉnh về huyện và cơ sở 3 đồng chí [53].
Quá trình thực hiện luân chuyển cán bộ trí thức đã tạo ra động lực mới cho công tác đào tạo trí thức dân tộc thiểu số, nhất là đối với đội ngũ trí thức trong quy hoạch có năng lực, triển vọng góp phần thúc đẩy tốt hơn công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng trí thức, bước đầu khắc phục tình trạng hẫng hụt, bị động, chắp vá trong công tác cán bộ. Tỷ lệ trí thức người dân tộc thiểu số chiếm khoảng trên 70% trong tổng số trí thức được luân