Thực trạng về số lượng, chất lượng và sự phân bố của đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ tri thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 48 - 49)

trí thức người dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và những ngày đầu sau khi đất nước thống nhất, số lượng cán bộ được coi là trí thức người dân tộc thiểu số của Lạng Sơn rất ít, chủ yếu là số trí thức từ chiến khu và tập kết (1954) trở về, một số lượng trí thức được lưu dụng từ các bộ, ngành Trung ương; lực lượng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Theo Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn, đến trước năm 1990, tổng số trí thức người dân tộc thiểu số của tỉnh chỉ có 3.968 người, chủ yếu tập trung ở hai lĩnh vực: Giáo dục - đào tạo: 2.960 người và y tế là: 1.008 người.

Từ khi Lạng Sơn mở cửa khẩu năm 1990 đến nay, đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số tăng khá nhanh về số lượng và được phân bố ở hầu hết các lĩnh vực: lãnh đạo, quản lý, hoạt động nghiên cứu, giảng dạy; kinh tế, chính trị - xã hội và chuyển giao khoa học - kỹ thuật…

Theo số liệu điều tra của Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn: Năm 2007, tổng số trí thức trên địa bàn tỉnh là: 11.390 người (chủ yếu là cán bộ trí thức thuộc các ngành giáo dục - đào tạo và y tế), trong đó đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số là: 7.437 người (tính từ trình độ cao đẳng, đại học trở lên) [9, tr.35]. Tổng số trí thức người dân tộc thiểu số đang công tác ở các ngành, các cấp trong tỉnh đến thời điểm hết năm 2009 có: 8.268 người, chiếm 10,37% tổng

45

số lao động trong khu vực Nhà Nước. Đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số làm việc trong các thành phần kinh tế khác là 1.412 người [11, tr.56].

Đến năm 2010, đội ngũ trí thức của tỉnh có 28.024 người. Trong đó, trí thức người dân tộc thiểu số có 13.481 người, chiếm 48,1% [5]. Điều đó cho thấy: mặc dù các cấp, các ngành trong tỉnh đã quan tâm xây dựng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số, song đội ngũ trí thức này nhìn chung còn ít, chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng của dân tộc.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ tri thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)