Tác động bởi điều kiện tự nhiên và đặc điểm truyền thống tâm lý dân tộc
Là một tỉnh miền núi cao, nhiều vùng đồi núi hiểm trở, cơ sở hạ tầng, đường giao thông, điều kiện giáo dục kém phát triển, nên điều kiện về môi trường để phát triển giáo dục, nâng cao dân trí tất yếu bị hạn chế. Vì vậy, đây chính là những yếu tố cơ bản cản trở làm cho tốc độ phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số của tỉnh diễn ra chậm, chưa đáp ứng được quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
Lạng Sơn hiện nay có hơn 30 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó, dân tộc Nùng (42,96%); Tày (35,89%); Kinh (15,27%); Hoa (0,35%) đều sinh
33
sống ở các huyện và thành phố. Các dân tộc: Dao (3,47%) sinh sống ở 7/11 huyện và thành phố, dân tộc Sán Chay (0,56%) sinh sống ở 2/11 huyện và thành phố.
Các dân tộc sinh sống đan xen với nhau thành làng, bản. Đây là điều kiện thuận lợi cho các dân tộc hiểu rõ về phong tục, tập quán, lối sống, giao lưu văn hoá, giúp đỡ nhau cùng phát triển, từ đó góp phần thắt
chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc. Cụ thể như sau:
Dân tộc Nùng có số dân đông nhất trong toàn tỉnh (42,97%), sống
định cư quanh các bản làng và ven núi. Làng là đơn vị cơ sở của xã hội Nùng gồm nhiều tiểu gia đình phụ quyền mà tế bào gia đình là cha mẹ và con cái, trong đó, quyền thế tập thuộc về con trai trưởng. Do vậy, tính gia trưởng thể hiện khá đậm nét trong dân tộc Nùng và trí thức người dân tộc Nùng. Ảnh hưởng tích cực là tính quyết đoán trong công việc, song có mặt tiêu cực là tính độc đoán, chuyên quyền, hạn chế dân chủ. Đây là điểm cần chú ý khắc phục, nhất là khi trí thức người Nùng tham gia công tác lãnh đạo, quản lý.
Mỗi làng của người Nùng thường quần tụ nhiều dòng họ. Đặc điểm nổi bật của người Nùng là tính cộng đồng, được thể hiện trên nhiều mặt đời sống của làng. Các hình thức sản xuất tập thể được hình thành phổ biến và có ý nghĩa quan trọng đối với từng đơn vị kinh tế gia đình. Chẳng hạn như tổ chức nhóm lao động mà không phân định thành phần tham gia, được hình thành và tập hợp nhất thời theo mùa vụ, bằng sự tự nguyện của các thành viên nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách về nhân lực dưới hình thức đổi công. Đối với những gia đình neo đơn, gặp hoạn nạn, hoặc mất mùa, đói kém, người dân trong làng thường giúp đỡ, cưu mang và không tính thiệt hơn.
Đồng bào Nùng tổ chức nhiều lễ hội trong năm như tết cơm mới, lễ cầu mưa, hội Lồng Tồng... Đời sống văn hóa, văn nghệ phong phú như hát
34
si, hát lượn, hát đối, múa sạp... và thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Những đặc điểm này ảnh hưởng khá đậm nét đến mỗi người dân Nùng, kể cả trong trí thức người Nùng. Tính cộng đồng làm cho trí thức người Nùng có khả năng đoàn kết, hợp tác, qui tụ, gần gũi với quần chúng nhân dân và có ảnh hưởng tích cực trong công tác vận động quần chúng.
Dân tộc Tày chiếm khoảng (35,92%) dân số trong toàn tỉnh, tập
trung chủ yếu ở huyện Bình Gia, huyện Bắc Sơn, sinh sống chủ yếu bằng nghề nương rẫy. Sống trong vùng có nhiều cư dân người Nùng, nên người Tày Lạng Sơn đã tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa Nùng (nhất là trang phục và kiến trúc nhà cửa...). Nhưng đặc trưng văn hóa dân tộc Tày vẫn được người Tày giữ gìn và phát huy trong đời sống cộng đồng, biểu hiện qua ngôn ngữ, văn hóa, âm nhạc, kiến trúc, tập quán, tín ngưỡng, trang phục truyền thống. Từ lâu đời, người Tày đã khai thác khu vực đáy thung lũng thành hệ thống ruộng để trồng lúa nước và thiết lập khu cư trú của mình ngay chân núi, cạnh các thung lũng. Đặc điểm khu dân cư người Tày là mật tập, nghĩa là các gia đình làm nhà sàn liền mái, đi chung ngõ với nhau, vườn ở cạnh nhà, xung quanh nhà và trên nương. Với lối sống này, ý thức cộng đồng được đề cao trong quan hệ xã hội. Người dân tộc Tày ở Lạng Sơn có lối sống đạt đến trình độ cao về phép tắc ứng xử trong quan hệ gia đình, quan hệ bên nội, bên ngoại và quan hệ với khách. Đó là thái độ tận tình, hiếu khách, trân trọng dành cho khách tình cảm tốt đẹp nhất. Những phẩm chất đó tạo cho trí thức người Tày luôn gần gũi, tôn trọng bạn bè, đồng nghiệp, xử lý công việc có tình có lý...
Do sinh sống xen kẽ với người Kinh nên người Tày cũng có những nét tương đồng và học tập, tiếp thu được nhiều yếu tố tích cực của người Kinh, nhất là trong phương thức sản xuất. Do vậy, nhìn chung đời sống kinh tế - xã hội của người Tày có điều kiện phát triển và ổn định và vì
35
vậy, trong đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số của tỉnh, trí thức người Tày khá đông.
Người Hoa ở Lạng Sơn chiếm 0,37% dân số toàn tỉnh và sống tập trung ở các huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc; huyện Lộc Bình. Họ có những đặc điểm riêng về tập tục, thờ cúng thần linh và chịu ảnh hưởng rất lớn từ Nho giáo. Do cư trú chủ yếu ở ven địa bàn gần biên giới giáp Trung Quốc nên người dân tộc Hoa nói chung và trí thức người Hoa rất nhạy bén, có tư duy linh hoạt trong kinh doanh, dễ thích ứng với mọi hoàn cảnh. Họ có nền sản xuất nông nghiệp phát triển đa dạng, làng xóm hình thành từ vài chục gia đình, sống gắn bó với nhau.
Dân tộc Dao ở Lạng Sơn chiếm khoảng (3,47%) dân số trong toàn
tỉnh, sinh sống chủ yếu ở các xóm, bản, các xã vùng cao, xa xôi hẻo lánh của các huyện Văn Quan, Cao Lộc, Đình Lập... Dân tộc Dao có hai nhóm chính là: nhóm Dao tiểu bản và Dao đại bản. Người Dao ở Lạng Sơn chủ yếu là Dao tiểu bản gồm 6 dòng họ: Triệu, Dương, Phùng, Lý, Trịnh, Bàn...
Trước năm 1945, người Dao sống du cư trên các sườn núi cao, sống bằng nghề nương rẫy. Ngày nay với chính sách của Đảng và Nhà nước, đại bộ phận người Dao đã xuống sinh sống xen kẽ với các dân tộc khác, định canh ở vùng thấp hơn, sống bằng trồng lúa nước, canh tác nương rẫy và làm nghề thủ công như nghề mộc, dệt vải, thêu, nấu và trưng cất rượu... Tiếng nói, chữ viết của người Dao có nguồn gốc từ quan hỏa, được nôm hóa thành tiếng Dao. Hiện nay, người Dao ở Lạng Sơn không sử dụng chữ viết riêng mà chỉ còn số ít người già sử dụng chữ Nôm - Dao trong lập bùa, thờ cúng. Các điệu hát ví, hát lượn, hát đối... thường được sử dụng trong các dịp lễ tết, ma chay.
Do đặc điểm cư trú, lịch sử xã hội, nên người Dao có tâm lý rất tự trọng, có tri thức dân gian phong phú, nhất là y học dân tộc cổ truyền. Người Dao ở Lạng Sơn rất mến khách và có tính cộng đồng dân tộc cao.
36
Tất cả những đặc điểm này ảnh hưởng lớn đến trí thức người Dao, họ thường rất có trách nhiệm với công việc, sống gần gũi, chân tình với người thân và những người trong bản. Tuy nhiên trí thức người Dao thường tự ty, tự ái, đôi khi bảo thủ...
Dân tộc H’mông ở Lạng Sơn chiếm khoảng (1,41%) dân số trong
toàn tỉnh, sinh sống chủ yếu ở các vùng núi cao, vùng sâu (tập trung ở các xã Cao Lâu, Xuất Lễ, Mẫu Sơn...), trình độ dân trí thấp, số lượng trí thức rất hạn chế do vậy cần phải có chính sách để phát triển trí thức người H’mông. Tiếng H’mông thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao. Người H’mông sống bằng nghề nương rẫy, đã định cư nhưng một bộ phận còn du canh. Các dòng họ sống quây quần thành từng cụm. Trưởng họ lo đảm nhiệm việc chung; người cùng dòng họ có thể đẻ và chết trong nhà nhau với quan niệm cùng một tổ tiên phải giúp đỡ, cưu mang lẫn nhau. Ngày nay, do điều kiện môi trường sống và các yếu tố lịch sử chi phối nên người H’mông còn gặp rất nhiều khó khăn trong ổn định cuộc sống và trong phát triển sản xuất của mình.
Từ sự phân tích đặc điểm của một số dân tộc điển hình ở Lạng Sơn như trên có thể rút ra kết luận: Là con em của các dân tộc thiểu số sống trên địa bàn tỉnh, nên trí thức dân tộc thiểu số cũng mang đậm trong mình những đặc điểm nổi bật của dân tộc họ và được in dấu ấn đặc sắc trong lối sống, thói quen, sinh hoạt, trong tiềm thức của họ.
Cũng do xuất phát điểm còn thấp, lại bị ảnh hưởng nhiều bởi những phong tục, tập quán còn lạc hậu, nên nhìn chung đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn số lượng còn ít; chất lượng hạn chế, bị ảnh hưởng bởi tri thức kinh nghiệm. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải nâng cao trình độ năng lực một cách toàn diện cho đội ngũ này sao cho họ giỏi về chuyên môn, có khả năng nắm bắt và xử lý thông tin, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, Nhà Nước, các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và biết vận dụng vào điều kiện,
37
hoàn cảnh cụ thể một cách có hiệu quả, nhất là năng lực tổ chức thực tiễn, tức là khả năng chuyển hoá các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước thành hiện thực trong đời sống hàng ngày ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và ở các vị trí mà họ đảm trách. Chẳng hạn, trong điều kiện hiện nay, có nhiều chương trình dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, đòi hỏi đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số phải có năng lực để triển khai có hiệu quả các chương trình dự án đó; ngoài ra trí thức người dân tộc thiểu số còn phải có năng lực tập hợp, lôi cuốn đông đảo quần chúng tích cực tham gia thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Do vậy, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhất là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn miền núi Lạng Sơn hiện nay đòi hỏi cấp thiết phải phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số, cả về số lượng, chất lượng với một cơ cấu hợp lý.
- Tác động bởi kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
Kinh tế thị trường ở Việt Nam là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Yếu tố này tác động đến mỗi con người, trong đó có trí thức người dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn theo cả hai chiều tích cực và hạn chế.
+ Tác động tích cực:
Kinh tế thị trường một mặt giải phóng sức lao động, tạo điều kiện để vươn lên làm giàu, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Là một tỉnh biên giới giáp biên, Lạng Sơn có điều kiện thuận lợi tham gia vào nền kinh tế thị trường sớm, có điều kiện giao thương, hợp tác với Trung Quốc. Đó vừa là mặt thuận lợi để Lạng Sơn phát triển kinh tế - văn hóa xã hội, vừa có mặt hạn chế là ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thị trường và kinh tế mở rất lớn đến đời sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, trong đó có đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số theo cả hai chiều thuận và nghịch.
38
Kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã tác động tích cực đến khuynh hướng phát triển đa dạng, phong phú trong hoạt động văn hóa của tỉnh. Các chính sách kinh tế mới sẽ tạo ra cơ sở kinh tế - xã hội mới cho các hoạt động văn hóa của tỉnh có cơ hội giao lưu, quảng bá những nét đẹp văn hóa của các dân tộc thiểu số trong tỉnh. Nhờ những chính sách mới, phù hợp mà những tiềm năng văn hóa vốn tiềm ẩn sẽ được bộc lộ phát triển với nhiều hình thức phong phú khác nhau. Nhiều thành phần xã hội sẽ cùng với đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào quá trình phát triển văn hóa. Hàng năm, Sở Thương Mại và Sở Văn hóa du lịch Lạng Sơn thường kết hợp tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa giữa Lạng Sơn và Trung Quốc, tổ chức các hội chợ bán hàng Việt Nam và Trung Quốc, tạo ra nhiều điều kiện giao lưu, phát triển về kinh tế, văn hóa giữa Lạng Sơn với Trung Quốc. Thông qua những hoạt động này, trí thức người dân tộc thiểu số trong các ngành văn hóa - du lịch được trao đổi, giao lưu và nâng cao trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ trong giao tiếp.
Kinh tế thị trường chấp nhận nhiều hình thức sở hữu khác nhau, các thành phần kinh tế tác động và bình đẳng với nhau trong thực hiện các quyền kinh tế. Đặc điểm này tác động lớn đến tư duy của đồng bào các dân tộc Lạng Sơn, trong đó có đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số, họ thấy được khả năng, tiềm năng và thế mạnh của tỉnh nên không ngừng học hỏi, tìm kiếm cơ hội giao lưu, đầu tư và hợp tác để phát triển.
Kinh tế thị trường thúc đẩy hoạt động văn hóa theo hướng xã hội hóa. Ý thức dân chủ, vai trò cá nhân, sự tự ý thức về bản thân sẽ có điều kiện và cơ hội để phát triển. Quá trình sáng tạo, phổ biến các giá trị văn hóa sẽ thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Kinh tế thị trường cũng đề cao trách nhiệm cá nhân, gắn liền động cơ và hiệu quả như là một chuẩn mực giá trị trong hoạt động của con người, trong nhân cách mỗi người.
39
Như vậy, dưới sự tác động của kinh tế thị trường và hội nhập, trí thức người dân tộc thiểu số cũng trở nên năng động, nhạy bén hơn và dần dần khắc phục lối tư duy cảm tính, tư duy kinh nghiệm, chủ quan và phải rèn luyện, nâng cao phương thức tư duy khoa học. Kinh tế thị trường là điều kiện kích thích tăng năng suất lao động không ngừng. Sự tìm tòi, sáng tạo của cá nhân luôn được khuyến khích. Chính điều này đòi hỏi mỗi trí thức dân tộc thiểu số phải không ngừng học tập, rèn luyện tay nghề, rèn luyện bản thân. Kinh tế thị trường cũng rất nghiêm khắc đào thải những trì trệ, sự lạc hậu, lỗi thời của con người và các sản phẩm kém về chất lượng cũng như hình thức.
Về phương diện đạo đức, lối sống, sự ảnh hưởng tích cực của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đến trí thức người dân tộc thiểu số là từng bước hình thành nhân cách tự chủ, rèn luyện đội ngũ này ý thức lao động, bản lĩnh trong công việc, năng động, thích nghi và sáng tạo.
+ Tác động tiêu cực:
Bên cạnh những tác động tích cực, kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế cũng có tác động tiêu cực đến đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn.
Kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế làm cho một bộ phận trí thức người dân tộc thiểu số có lối sống chạy theo đồng tiền; thương mại hóa. Kinh tế thị trường có khuynh hướng mở rộng các nguyên tắc trao đổi thị trường ra tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đời sống cá nhân, đời sống cộng đồng, có khuynh hướng làm cho người ta coi giá trị thị trường là giá trị chân thực duy nhất dùng để đo các giá trị khác. Họ định giá trị của con người căn cứ vào của cải của người đó, từ đó tìm các quan hệ trong sự đem lại lợi ích gì cho cá nhân mình. Từ đây mà các quan hệ tình cảm cao đẹp, ấm áp tình người vốn là bản chất của trí thức người dân tộc thiểu số có nguy cơ bị băng hoại trong sự tính toán vị kỷ. Biểu hiện là: từ