Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số của tỉnh và giáo dục lý tưởng,

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ tri thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 84)

- Về chất lượng

3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số của tỉnh và giáo dục lý tưởng,

triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số của tỉnh và giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng cho đội ngũ này

Thứ nhất, cần phải nâng cao nhận thức trong các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và nhân dân về công tác phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số và đánh giá đúng vai trò của họ đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Phải coi trí thức người dân tộc thiểu số là lực lượng quan trọng và cơ bản để thực hiện tốt và rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giao lưu và hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực, trực tiếp nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Do vậy, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong toàn xã hội để mọi người quán triệt, hiểu rõ đường lối, quan điểm của Đảng đối với đội ngũ trí thức nói chung và trí thức người dân tộc thiểu số nói riêng, trước hết là nâng cao nhận thức của lãnh đạo, quản lý các cấp.

Các cấp lãnh đạo, q1uản lý của tỉnh phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc các quan điểm mới, các chủ trương lớn của Đảng về vị trí, vai trò của trí thức và nhiệm vụ đối với trí thức. Ngoài ra, các cấp ủy, chính quyền cần động viên, khuyến khích trí thức người dân tộc thiểu số tích cực học tập, nghiên cứu và

81

đem hết khả năng cống hiến cho xã hội; làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nhất trí, đồng thuận về suy nghĩ và hành động đối với công tác phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Thứ hai, cần phải coi trọng công tác giáo dục lý luận chính trị, nâng cao nhận thức lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cho đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số của tỉnh.

Trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giao lưu và hợp tác quốc tế, cần phải giữ vững, kiên định mục tiêu và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện và yêu cầu phát triển mới của đất nước. Đồng thời, tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh thần tiến bộ, nhân đạo của nhân loại; gắn việc phát triển đời sống tinh thần với giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố các chuẩn mực đạo đức và nâng cao giá trị thẩm mỹ của xã hội. Phòng ngừa khủng hoảng tinh thần, nguy cơ này có thể là do khủng hoảng kinh tế - xã hội dẫn tới khủng hoảng chính trị (do sự phá hoại của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, do nghèo nàn, lạc hậu; do tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trường...). Do vậy, giáo dục ý thức chính trị, lý tưởng cách mạng cho đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số là vô cùng cần thiết để họ có thể kiên định và trung thành với đường lối cách mạng của Đảng, hết lòng phục vụ nhân dân.

Cùng với giáo dục tinh thần yêu nước, lý tưởng cách mạng, cần quan tâm giáo dục đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ý thức tập thể, đoàn kết các dân tộc trong tỉnh và cộng đồng dân tộc Việt Nam, gắn bó lợi ích dân tộc với lợi ích chung của đất nước, có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh; có lương tâm nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, chăm chỉ trong lao động, đi đầu trong nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để không ngừng sáng tạo, làm giàu cho quê hương, đất nước; thường xuyên học tập, rèn luyện để

82

nâng cao hiểu biết, có trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và sức khoẻ tốt đảm bảo phục vụ lâu dài.

Ba là, đấu tranh khắc phục những nhận thức tư tưởng lệch lạc và chống các luận điệu sai trái, phản động của kẻ thù

Trong thực tiễn, sự biến động xã hội từng lúc, từng nơi dễ phát sinh những luồng tư tưởng khác nhau, kể cả những tư tưởng lệch lạc. Vì vậy, việc khắc phục những nhận thức lệch lạc về tư tưởng và đấu tranh chống lại nó là không thể xem nhẹ. Do đó, phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống mới cho đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số trong tỉnh. Chăm lo xây dựng một thế hệ trí thức có đủ đức, đủ tài, sẵn sàng kề vai sát cánh gánh vác trọng trách thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Trong đó, yêu cầu về chuẩn mực đạo đức được đặt lên hàng đầu là phải có ý thức công dân, tinh thần độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát huy chủ nghĩa yêu nước trong thời đại mới. Tinh thần yêu nước của người trí thức trong thời đại mới, ngoài những yếu tố truyền thống như tinh thần tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cần phải có ý thức vươn lên góp công, góp sức giúp đỡ các đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trong lao động sản xuất và đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu.

Nâng cao trình độ lý luận, tăng cường sức chiến đấu và đảm bảo mở rộng việc cung cấp thông tin cho đội ngũ này và quản lý chặt chẽ lượng thông tin, nhất là những thông tin xấu từ bên ngoài vào. Đi sâu tìm hiểu âm mưu, thủ đoạn chống phá về tư tưởng của các thế lực thù địch để có phương pháp đấu tranh, vận động trí thức người dân tộc thiểu số tham gia đấu tranh, chống lại các âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, nhất là âm mưu diễn biến hòa bình của chúng trong vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Vận động quần chúng trí thức nói chung và người trí thức dân tộc thiểu số

83

nói riêng suy nghĩ hành động theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Bốn là, nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống cho đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số là một trong những nội dung quan trọng trong việc xây dựng nhân cách người trí thức xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.

Như trên đã phân tích, do nguồn gốc xuất thân và bị tác động của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố truyền thống, tâm lý dân tộc, nên cần coi trọng công tác bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức và lối sống mới, khoa học cho đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số của tỉnh Lạng Sơn.

Đồng thời, để tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, mỗi trí thức người dân tộc thiểu số phải tự giác nỗ lực học tập rèn luyện, khắc phục những tác động tiêu cực của phong tục, tập quán cũ lạc hậu, lối sống tư duy kinh nghiệm của dân tộc mình và khắc phục chủ nghĩa cá nhân trong chính bản thân họ, luôn luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức, không để sa ngã trước những cám dỗ của vật chất. Nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống, chính là nâng cao bản chất xã hội chủ nghĩa của trí thức. Đã là người trí thức xã hội chủ nghĩa, ngoài yếu tố tài năng, yếu tố phẩm chất chính trị, tư tưởng, thì trình độ giác ngộ mục tiêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đạo đức cách mạng là cái gốc, là cơ sở để phát triển của người trí thức. Do đó, đòi hỏi trí thức người dân tộc thiểu số không chỉ nắm vững chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mà còn phải nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, luôn nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình trước yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói riêng.

84

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ tri thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)