- Về chất lượng
3.2.6. Giải pháp phát huy nội lực của bản thân đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn
người dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn
Bên cạnh việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh và sự quản lý của chính quyền các cấp, bản thân người trí thức dân tộc thiểu số trong tỉnh cũng cần phải tự đổi mới cả trong nhận thức, hành động và hoạt động sáng tạo. Phải luôn suy nghĩ, trăn trở trước một thực tế là, Lạng Sơn có tài nguyên rừng, đất, con người Lạng Sơn cần cù, thông minh, chịu thương, chịu khó nhưng đến nay tại sao Lạng Sơn vẫn còn là tỉnh nghèo, cơ sở hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí thấp. Do đó, mỗi trí thức người dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn phải xác định rõ cho mình trách nhiệm tự học tập, rèn luyện, cố gắng phấn đấu vươn lên không ngừng để nâng cao tri thức, nâng cao trình độ chuyên môn kiến thức, nghiệp vụ. Nhận thức đó giúp cho quá trình phát huy vai trò của đội ngũ này trở thành quá trình tự giác, tích cực. Chỉ có như vậy thì nội lực của đội ngũ này mới được phát huy đầy đủ.
Trí thức người dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn phải không ngừng học và tự học để bổ sung cập nhật tri thức để theo kịp thời đại và không bị tụt hậu; tăng cường đổi mới, nâng cao chất lượng thông qua việc tổ chức học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; thông qua việc tổ chức hội thảo, tọa đàm, sinh hoạt khoa học, sinh hoạt chính trị, báo cáo chuyên đề về tình hình tư tưởng và nhiệm vụ công tác tư tưởng của Đảng. Qua đó, mỗi trí thức tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ lý luận chính trị.
Trí thức nắm các cương vị lãnh đạo chủ chốt cần không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và trình độ trí tuệ. Bởi vì, trí thức thường không dễ chấp nhận người lãnh đạo mình lại quá non kém về trình độ trí tuệ. Và như vậy thì cán bộ lãnh đạo khó mà tuyên truyền một cách thuyết phục đường lối, quan điểm của Đảng cho đội ngũ trí thức và càng khó định hướng hoạt động của trí
101
thức theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng cũng như không thể khơi dậy, phát huy tốt tính sáng tạo của trí thức cống hiến cho sự nghiệp cách mạng. Bởi vậy, bản thân trí thức là các cấp lãnh đạo cần tự nâng cao năng lực lãnh đạo, nâng cao trình độ chuyên môn, gương mẫu thực hiện những chỉ thị, nghị quyết của Đảng, thực sự là cán bộ lãnh đạo gương mẫu. Có như vậy mới thực sự phát huy được vai trò lãnh đạo của mình và thuyết phục được đông đảo trí thức người dân tộc thiểu số tham gia cống hiến vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong quá trình lao động, trí thức người dân tộc thiểu số phải là những người chủ động đến với công nhân và nông dân, nhất là phải gắn bó chặt chẽ với đồng bào dân tộc thiểu số, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Trí thức ta nên chủ động đi bước trước tìm đến công, nông và tôi tin chắc rằng công, nông sẽ nhiệt liệt hoan nghênh trí thức” [43, tr.215]. Hơn ai hết, đội ngũ trí thức tỉnh Lạng Sơn cũng hiểu rất rõ chân lý của thời đại: "Trí thức là yếu tố chủ yếu của cuộc cạnh tranh ngày nay", nên bản thân mỗi trí thức người dân tộc thiểu số phải tự học hỏi, phấn đấu không mệt mỏi để vươn lên không ngừng và hoàn thành xuất sắc những công việc mà mình đảm trách, có như vậy mới góp phần đưa tỉnh Lạng Sơn thoát khỏi tỉnh nghèo vào năm 2013 và thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.
Trên đây là những quan điểm và giải pháp cơ bản để phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn. Những giải pháp nêu ra trên đây có mối quan hệ gắn bó với nhau, do vậy, trong quá trình thực hiện, cần chú ý thực hiện đồng bộ các giải pháp đó.
102
KẾT LUẬN
Là tỉnh miền núi, biên giới tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nên phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, góp phần không nhỏ vào tiến trình phát triển chung của đất nước. Tính đặc thù trong sự hình thành và phát triển của đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số bị quy định bởi nhiều yếu tố: từ điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội; từ các yếu tố truyền thống và quan hệ tộc người, đến các yếu tố quốc tế và thời đại.
Trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi phải có một đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số tương xứng đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Nhưng do còn rất nhiều khó khăn, nên tỉnh Lạng Sơn khó có khả năng đẩy nhanh quá trình tạo nguồn tại chỗ và ít có sức thu hút cán bộ từ nơi khác đến. Do vậy, yêu cầu đặt ra cần phải xây dựng được cơ chế chính sách đòn bẩy mới có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số.
Được sự quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, thời gian qua đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số của tỉnh đã từng bước có những chuyển biến tích cực ở tất cả các cấp, các ngành. Tuy nhiên, đội ngũ này hiện vẫn còn tồn tại không ít những bất cập: số lượng cán bộ trí thức người dân tộc thiểu số còn thiếu, nhất là ở cấp cơ sở; chất lượng còn hạn chế. Một số có biểu hiện sa sút về phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước chưa được đào tạo cơ bản, hệ thống; đặc biệt là ngoại ngữ và tin học còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Cơ cấu của đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số còn mất cân đối về giới tính, về ngành, vùng. Những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nhưng thiếu nghiêm trọng cán bộ dân tộc có trình độ. Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, có nguyên nhân khách quan, có những nguyên nhân chủ quan và nhất là còn thiếu
103
những giải pháp mang tính đột phá vào những khâu trọng yếu mang tính đặc thù của công tác phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số.
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về chính sách dân tộc và trí thức, cần nhận rõ yêu cầu xây dựng một đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số sao cho khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng ẩn chứa vốn có của đội ngũ này. Phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số phải xuất phát từ yêu cầu phát huy năng lực nội sinh, chú trọng tạo nguồn cơ bản, lâu dài từ Trường Dân tộc nội trú của tỉnh làm tiền đề trực tiếp cho giáo dục đại học. Phát huy vai trò và trách nhiệm của các tổ chức trong toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương nhằm tạo ra được một đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số đảm bảo về số lượng, nâng cao về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu.
Phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn không chỉ là giải pháp trước mắt, mà còn là một chiến lược lâu dài, không chỉ là đòi hỏi của nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, mà còn có thể coi là yêu cầu sống còn để góp phần đảm bảo sự ổn định về chính trị, giữ vững an ninh - quốc phòng, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc trong phạm vi các tỉnh miền núi phía Bắc và trong cả nước.
Xây dựng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số nói chung, phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn nói riêng luôn là một vấn đề lớn, phức tạp và nhạy cảm. Nên, mặc dù tác giả luận văn rất tâm huyết với đề tài, nhưng với khoảng thời gian nghiên cứu và khả năng còn hạn hẹp, đặc biệt bản thân tác giả cũng là một trí thức người dân tộc thiểu số, chắc chắn không tránh khỏi hạn chế. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học và của các đồng nghiệp.
104