Nhóm giải pháp về quy hoạch, bố trí, sử dụng và đãi ngộ đối với đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ tri thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 95 - 101)

- Về chất lượng

3.2.4.Nhóm giải pháp về quy hoạch, bố trí, sử dụng và đãi ngộ đối với đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn

với đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn

Là một tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng tỷ lệ cán bộ trí thức người dân tộc thiểu số có trình độ đại học trở lên còn rất khiêm tốn nhưng trong chính sách nêu trên không hề đề cập tới thu hút, đãi ngộ cán bộ trí thức người dân tộc thiểu số tại chỗ có trình độ cao. Do đó, cần phải xây dựng bổ sung chính sách thu hút, sử dụng cán bộ trí thức người dân tộc thiểu số, chính sách luân chuyển cán bộ người dân tộc thiểu số. Các cơ quan tổ chức - cán bộ, cơ quan tài chính, kế hoạch cần kết hợp với các ban tham mưu ban hành chính sách đãi ngộ vừa hấp dẫn, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế -

92

xã hội địa phương, vừa tạo cơ hội bình đẳng giữa các dân tộc, vừa thể hiện được tính ưu việt của chế độ.

Trong điều kiện chỉ tiêu biên chế Trung ương giao còn hạn hẹp; đồng thời đang trong quá trình tinh giản biên chế, đòi hỏi phải xây dựng và ban hành chính sách bố trí, sử dụng phù hợp với địa phương. Tiếp nhận số sinh viên sau khi ra trường về địa phương công tác, đặc biệt là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Tinh giản biên chế không đồng nghĩa với hạn chế tiếp nhận, tuyển dụng, mà nhằm mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy vì cán bộ có trình độ chính là sợi dây chuyền của bộ máy đó.

Cùng với việc bố trí, sử dụng cán bộ, trí thức người dân tộc thiểu số theo quy hoạch, tích cực thực hiện luân chuyển cán bộ trí thức thành nề nếp, thường xuyên. Căn cứ vào quy hoạch, vào đặc điểm địa phương, của từng cấp, từng ngành và căn cứ năng lực sở trường của từng trí thức, xây dựng kế hoạch luân chuyển chặt chẽ theo quy trình, tránh ồ ạt, hình thức. Làm tốt công tác tư tưởng cho các trí thức trong diện luân chuyển. Đồng thời, quan tâm giải quyết thỏa đáng chính sách chế độ đối với trí thức nói chung, trí thức người dân tộc thiểu số nói riêng khi được luân chuyển tới nơi công tác mới để cuộc sống gia đình và của bản thân bớt khó khăn, xáo trộn, nhất là những cán bộ trí thức được luân chuyển tới vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, có như vậy họ mới yên tâm công tác.

Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trí thức người dân tộc thiểu số tham gia các chương trình, đề tài khoa học, các hợp đồng nghiên cứu, triển khai, làm cộng tác viên để tăng thu nhập. Thực hiện các chế độ thưởng, trợ cấp cho các công trình được Hội đồng khoa học nghiệm thu đánh giá cao và có giá trị thực tiễn. Xem xét, điều chỉnh hợp lý một số chính sách đãi ngộ đối với trí thức người dân tộc thiểu số chuyên về khoa học và công nghệ về làm việc tại cơ sở, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc

93

thiểu số. Khuyến khích, ưu đãi đối với các chương trình, đề tài phục vụ cho sự phát triển nông thôn, nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao vai trò tư vấn, phản biện đối với các chương trình, đề tài khoa học - công nghệ, các chủ trương, chính sách của địa phương.

Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Sở Nội vụ cần chú trọng bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật hiện có. Phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Khoa học - Công nghệ, Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên Môi trường... xây dựng kế hoạch và có chính sách đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực cán bộ khoa học và công nghệ của tỉnh, kể cả tham quan, học tập kinh nghiệm trong nước và ngoài nước, khuyến khích du học tự túc.

Quan tâm chăm lo xây dựng và phát triển Đảng trong đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số, chú trọng cán bộ trí thức trẻ, giỏi, tài năng. Khuyến khích sáng tạo, tìm tòi trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ. Giáo dục tôn vinh, trân trọng các tài năng trí thức người dân tộc thiểu số trong xã hội.

Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, việc thu hút, bố trí, sử dụng và đãi ngộ đối với đội ngũ trí thức và trí thức người dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn nói riêng là một vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, bao gồm các giải pháp cụ thể sau đây:

Thứ nhất, thu hút trí thức về tỉnh

Trên cơ sở sơ kết đánh giá kết quả 5 năm thực hiện dự án đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2005 - 2020, cần rút kinh nghiệm và tiếp tục điều chỉnh, bổ sung số liệu, tìm ra giải pháp mới cũng như chính sách mới phù hợp với điều kiện thực tế tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn mới.

Thực hiện tốt chính sách thu hút và phát huy có hiệu quả nhân tài ở tất cả các lĩnh vực khoa học trong và ngoài nước, từ các thành phần kinh tế, từ

94

các ban, ngành trung ương trên địa bàn tỉnh với mục đích là phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ đời sống nhân dân. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, hoạt động khoa học - công nghệ theo hướng thông thoáng, hấp dẫn nhằm thu hút trí thức nói chung, trí thức người dân tộc thiểu số nói riêng có năng lực, tâm huyết về tỉnh công tác, có điều kiện tiến thân và thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống bằng con đường khoa học của mình.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách thu hút, sử dụng hợp lý cán bộ khoa học - công nghệ mới tốt nghiệp, các nhà khoa học, công nghệ giỏi ngoài tỉnh; ban hành các quy chế sử dụng nguồn nhân lực qua đào tạo; phân bổ hợp lý cán bộ khoa học - công nghệ ở các sở, ban, ngành huyện, thành phố, chú trọng tăng cường cho cơ sở.

Thứ hai, về quy hoạch đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số

Quy hoạch đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn phải trên cơ sở khảo sát nghiên cứu thực trạng của đội ngũ này, tạo nguồn từ sinh viên của các trường cao đẳng, đại học (chủ yếu là người dân tộc thiểu số của địa phương) nhằm tuyển chọn những sinh viên xuất sắc, có năng khiếu, sức khoẻ tốt, có triển vọng phát triển để đưa vào quy hoạch. Đào tạo đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số kế cận, đảm bảo quy hoạch đúng ngành nghề, đúng khả năng, nguyện vọng của sinh viên. Khi số sinh viên được quy hoạch tốt nghiệp ra trường nhưng chưa được sử dụng, hoặc chưa sắp xếp, bố trí việc làm, tỉnh cần chủ động tiếp nhận, đưa vào quy hoạch cán bộ để tiếp tục bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ. Sau đó đưa họ về hoạt động trong lĩnh vực khoa học, sản xuất, kinh doanh và các thành phần kinh tế của tỉnh.

Quy hoạch phải trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tập trung vào các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của tỉnh như kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ.

95

Thứ ba, về bố trí sử dụng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số

Đổi mới cơ chế tuyển chọn lao động theo hình thức tổ chức thi tuyển công khai, minh bạch, trân trọng người có thực tài, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong tìm kiếm việc làm. Tạo điều kiện thuận lợi cho trí thức người dân tộc thiểu số được lựa chọn nơi làm việc đúng với ngành nghề đào tạo, phù hợp với sở trường và nguyện vọng của từng người.

Trong bố trí, sử dụng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số không đơn thuần chạy theo bằng cấp, học vị, tuổi tác mà phải chú ý đến năng lực thực sự của họ; tránh trường hợp bố trí nhầm người, nhầm việc cho những người không có năng lực, nhưng cũng tuyệt đối tránh trường hợp không trọng dụng, sử dụng đúng tài năng và những cống hiến của trí thức.

Bổ sung thêm một số quy định ưu đãi đối với trí thức về công tác vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số liên tục nhiều năm thì được ưu tiên cử đi học, nâng cao trình độ chính trị, khoa học - kỹ thuật, đề bạt, cất nhắc...

Cần đấu tranh chống tư tưởng cục bộ, địa phương, dân tộc cực đoan, bảo thủ, trì trệ trong bố trí, sử dụng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số. Xác định rõ việc sử dụng trí thức phải trên cơ sở đức và tài. Trong cơ chế thị trường, trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập hiện nay, vấn đề lương tâm, trách nhiệm trước đất nước, trước cộng đồng là yêu cầu không thể thiếu. Do vậy, khi bố trí, sử dụng trí thức người dân tộc thiểu số, ngoài trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cần quan tâm, chú ý đến phẩm chất đạo đức, lối sống, có như thế mới đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá trước mắt và lâu dài của tỉnh.

Thứ tư, về chế độ đãi ngộ đối với trí thức người dân tộc thiểu số

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười khẳng định:

“Muốn cho khoa học và công nghệ trở thành động lực của sự phát triển thì trước nhất phải tìm ra động lực cho sự phát triển của bản thân khoa học và

96 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

công nghệ. Động lực này nằm ở lợi ích của những người nghiên cứu, phát minh và ứng dụng có hiệu quả khoa học và công nghệ, bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị - xã hội. Sản phẩm trí tuệ trước hết phải là sở hữu của người trực tiếp tạo ra chúng, được coi như những thứ hàng hoá đặc biệt, được trả giá tương xứng với giá trị của chúng” [29, tr.226].

Do đó, để khơi dậy tiềm năng và sức cống hiến của trí thức, Đảng và Nhà nước cần có chế độ đãi ngộ thoả đáng đối với họ.

Đối với tỉnh Lạng Sơn, việc đãi ngộ đối với đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số cần thực hiện theo các biện pháp sau:

Thực hiện việc nâng lương trước thời hạn đối với trí thức người dân tộc thiểu số có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học.

Nghiên cứu, vận dụng những chính sách, chế độ khuyến khích trí thức người dân tộc thiểu số về công tác ở vùng sâu, vùng xa, giúp họ ngày càng gắn bó lâu dài với người dân ở cơ sở. Nâng mức giá trị thù lao ngày công lao động trí óc nhằm tạo động lực khuyến khích cán bộ khoa học nghiên cứu sáng tạo, toàn tâm toàn ý với công việc và gắn bó với quê hương, với đồng bào dân tộc thiểu số.

Quy định mức thưởng xứng đáng cho các công trình khoa học và văn học nghệ thuật của trí thức người dân tộc thiểu số có giá trị trong thực tiễn đời sống xã hội, phục vụ lợi ích cho cộng đồng dân tộc trong tỉnh. Bảo lưu, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

- Coi trọng các hình thức động viên về chính trị, tinh thần, các hình thức tôn vinh những trí thức người dân tộc thiểu số có những cống hiến xuất sắc cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tổ chức các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa lãnh đạo tỉnh với trí thức người dân tộc thiểu số để trân trọng

97

lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, hiến kế làm giàu cho quê hương, đất nước của họ.

Khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh góp phần cùng Nhà nước, địa phương thực hiện chiến lược giáo dục - đào tạo, thu hút và tạo môi trường thuận lợi cho trí thức dân tộc thiểu số ở tỉnh cống hiến tài năng của mình, góp phần xây dựng quê hương Lạng Sơn giàu đẹp.

Đặc biệt, chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng cho lớp trí thức người dân tộc thiểu số trẻ, ưu tú để phát triển Đảng hoặc vào các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh, nhằm xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng về chính trị, tư tưởng, trong sáng về đạo đức, lối sống, làm nòng cốt trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ tri thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 95 - 101)