Phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số phải trên cơ sở củng cố vững chắc khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ tri thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 81 - 83)

- Về chất lượng

3.1.3. Phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số phải trên cơ sở củng cố vững chắc khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp

sở củng cố vững chắc khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng

Nghị quyết Đại hội X khẳng định: Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc [19, tr.116].

Vì vậy, đối với Việt Nam nói chung và với tỉnh Lạng Sơn nói riêng, việc phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải trên cơ sở củng cố vững chắc khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của

78

Đảng. Đây là quan điểm mang tính chiến lược, xuyên suốt quá trình cách mạng của Đảng ta.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược, Đảng ta đã thực hiện nhất quán đường lối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm động lực chủ yếu, quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Ngày nay trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, Đảng ta tiếp tục khẳng định cần tạo môi trường và điều kiện hoạt động nghiên cứu, sáng tạo thuận lợi gắn với thực tiễn lao động sản xuất cho đội ngũ trí thức, trong đó có đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số.

Mặt khác, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân cũng phải không ngừng được "trí thức hoá", nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng ứng dụng nhanh, linh hoạt những thành tựu mới, tiến bộ của khoa học - công nghệ vào sản xuất, do yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang phát triển mạnh mẽ. Nếu không được bổ sung kịp thời kiến thức mới, tiến bộ thì hoạt động lao động sản xuất của công nhân và nông dân sẽ bị lạc hậu và gặp vô vàn khó khăn, trở ngại, thậm chí thất bại, thua lỗ trong sản xuất kinh doanh.

Do ở Lạng Sơn, người dân tộc thiểu số chiếm đa số trong dân số của tỉnh nên việc nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật cho đồng bào dân tộc thiểu số đòi hỏi phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ đắc lực từ phía đội ngũ trí thức, nhất là đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số của tỉnh. Do vậy, việc xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức nói chung và trí thức người dân tộc thiểu số nói riêng của tỉnh phải gắn bó chặt chẽ với việc củng cố khối liên minh công - nông - trí thức một cách vững chắc dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh mới bảo đảm thành công cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

79

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ tri thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)