- Về chất lượng
3.1.1. Phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
Vận dụng và phát triển sáng tạo những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nước ta là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc. Các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ... Chính sách dân tộc của chúng ta là nhằm thực hiện sự bình đẳng giúp nhau giữa các dân tộc để cùng nhau tiến lên chủ nghĩa xã hội" [44, tr.587]. Người cho rằng, trên dải đất Việt Nam, "Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia rai hay Êđê, Xê đăng hay Bana và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau" [42, tr.217].
Đảng và Nhà nước Việt Nam trước sau như một luôn tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc, phấn đấu để thực hiện triệt để quyền bình đẳng ấy, tạo những điều kiện cần thiết để xóa bỏ tận gốc sự chênh lệch về trình độ giữa các dân tộc; thực hiện nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng tiến bộ trên cơ sở tôn trọng lợi ích, truyền thống văn hóa, ngôn ngữ và phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc. Do đó, phải có đội ngũ cán bộ đông đảo bao gồm đủ các dân tộc thì mới phát động được nhân dân các dân tộc, thể hiện trên thực tế sự bình đẳng về chính trị và thiết thực tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc. Chú trọng xây dựng cho từng dân tộc một số cán bộ cốt cán vững vàng về chính trị, tuyệt đối trung thành và chấp hành tốt
75
đường lối, chính sách của Đảng, có năng lực lãnh đạo và chỉ đạo thực tiễn [26, tr.159].
Xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số là quan điểm rõ ràng và nhất quán của Đảng ta, nhằm phát huy tính tích cực cách mạng và khả năng to lớn của các dân tộc. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số phát huy hết khả năng và năng lực vốn có của mình. Để tồn tại và phát triển, mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc đều có nhu cầu được giúp đỡ và có trách nhiệm giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau.
Bên cạnh sự quan tâm giúp đỡ của cán bộ trí thức người Kinh, trí thức người dân tộc thiểu số phải luôn cố gắng vươn lên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng đặt ra, tránh tư tưởng mặc cảm, tự ti, ngăn ngừa những biểu hiện dân tộc hẹp hòi, cục bộ, địa phương chủ nghĩa, thực hiện theo tinh thần chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Đồng bào miền núi phải đoàn kết giúp đỡ đồng bào miền xuôi và đồng bào miền xuôi phải đoàn kết giúp đỡ đồng bào miền núi" [44, tr.135].
Phát triển vững mạnh đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở các cấp, các ngành của cả nước nói chung, của tỉnh Lạng Sơn nói riêng là sự biểu hiện cụ thể và sinh động nhất cho sự bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển, góp phần tạo động lực to lớn thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.