Phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số phải được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong thời kỳ công

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ tri thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 79 - 81)

- Về chất lượng

3.1.2. Phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số phải được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong thời kỳ công

là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đề ra mục tiêu và phương hướng tổng quát của Đại hội là: "Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết

76

dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội;... tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại" [21, tr.188].

Đây là giai đoạn có ý nghĩa hết sức quan trọng. Do vậy, quan điểm của Đảng ta là phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với phát triển kinh tế tri thức; nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Để đạt được mục tiêu đó, đội ngũ trí thức nói chung và trí thức người dân tộc thiểu số nói riêng đóng một vai trò to lớn: Là lực lượng quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khẳng định điều này, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X nêu rõ: “Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị. Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững” [20, tr.5].

Trong khi phần lớn các nước phát triển đã hoàn thành công nghiệp hóa và đang thực hiện kinh tế tri thức thì Việt Nam mới bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong bối cảnh đó, nước ta có những vận hội lớn, đồng thời cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức phức tạp và quyết liệt. Để tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức và giải quyết mâu thuẫn lớn nhất hiện nay của nước ta là mâu thuẫn giữa trình độ còn thấp kém của lực lượng sản xuất với yêu cầu phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất hiện đại, đòi hỏi chúng ta phải dốc toàn lực vào việc phát triển lực lượng sản xuất trên cơ sở đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trước hết là công

77

nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Để làm được việc đó, bằng mọi cách, phải tận dụng và phát huy nguồn lực nội sinh, trước hết là nguồn lực con người, trong đó phải đặc biệt chú ý nguồn nhân lực chất lượng cao, bao hàm đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số.

Hiện nay, cùng với cả nước, tỉnh Lạng Sơn cũng đang triển khai thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Muốn thực hiện thành công sự nghiệp này trong toàn tỉnh, Lạng Sơn cần phải coi trọng phát triển nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ trí thức, trong đó có trí thức người dân tộc thiểu số đông về số lượng, mạnh về chất lượng, có đủ bản lĩnh và trí tuệ, có năng lực sáng tạo. Do vậy, các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh cần có nhận thức đúng đắn hơn, quán triệt sâu sắc hơn chính sách trọng dụng nhân tài của Đảng, Nhà nước, thấy rõ vai trò đặc biệt của đội ngũ trí thức và trí thức người dân tộc thiểu số. Trên cơ sở đó, quy hoạch, đào tạo, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để tạo bước đột phá trong việc phát triển và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ tri thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)