Tác động bởi yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ tri thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 44 - 48)

Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước tác động đến sự phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số

Ý thức rõ tầm quan trọng của trí thức người dân tộc thiểu số, trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp để phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng của đội ngũ này. Do đó, số lượng trí thức người dân tộc thiểu số trên phạm vi cả nước ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, trí thức người dân tộc thiểu số có trình độ trên đại học, đại học và cao đẳng ngày càng tăng. Số dân tộc có con em đạt trình độ cao đẳng, đại học ngày càng tăng không chỉ ở các dân tộc thiểu số có số lượng dân lớn như Thái, Mường, Tày, Nùng...mà ở cả các dân tộc có số dân ít.

Những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách lớn phát triển vùng dân tộc miền núi như Chương trình 135 (chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn). Nghị quyết Trung ương bảy khóa IX (2001) của Bộ Chính Trị về công tác dân tộc. Nghị quyết Trung ương bảy khóa X (2006) về xây dựng giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Triển khai thực hiện chương trình và Nghị quyết này, Lạng Sơn đã xây dựng kế hoạch thực hiện tốt Chương trình 135 qua các giai đoạn, nhờ đó thúc đẩy sản xuất vùng dân tộc thiểu số phát triển, chuyển dịch cơ cấu sản

41

xuất hàng hóa, tạo việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, từng bước ổn định, cải thiện đời sống nhân dân ở vùng sâu, vùng xa. Quản lý, sử dụng báo, tạp chí cấp không thu tiền cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần cho đồng bào vùng dân tộc miền núi nâng cao trình độ nhận thức và trình độ hiểu biết cho người dân. Đó là cơ sở quan trọng để phát triển đội ngũ trí thức nói chung, trí thức người dân tộc thiểu số nói riêng của tỉnh.

Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về công tác dân tộc cũng chỉ rõ: Chính quyền địa phương, nơi có con em dân tộc thiểu số thi đỗ đại học, cao đẳng và sinh viên được cử đi học cử tuyển, có trách nhiệm tiếp nhận và phân công công tác phù hợp với ngành nghề đào tạo sau khi tốt nghiệp. Nghị định cũng yêu cầu phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số theo chương trình chung của quốc gia, xây dựng chính sách giáo dục ở tất cả các cấp phù hợp với đặc thù dân tộc. Phát triển trường mầm non, trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trường dự bị đại học. Nghiên cứu hình thức đào tạo đa ngành bậc đại học cho con em các dân tộc thiểu số để đẩy nhanh việc tạo nguồn nhân lực phục vụ thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Quy định các điều kiện và biện pháp cụ thể, phù hợp để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số; giải quyết chỗ ở, học bổng và cho vay vốn trong thời gian học tập phù hợp với ngành nghề đào tạo và địa bàn cư trú của sinh viên dân tộc thiểu số. Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được miễn học phí ở tất cả các cấp học, ngành học. Bên cạnh đó Nghị định cũng yêu cầu quy định việc hỗ trợ giáo viên giảng dạy tại các vùng kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; đào tạo giáo viên là người dân tộc thiểu số và giáo

42

viên dạy tiếng dân tộc (Nghị định 05/2011/NĐ-CP sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 4/3/2011).

Như vậy, những chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về dân tộc và chính sách dân tộc là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng có tác động tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và trí thức người dân tộc thiểu số nói riêng.

Chế độ, chính sách của tỉnh đối với cán bộ và trí thức người dân tộc thiểu số.

Quán triệt những quan điểm chỉ đạo của Đảng cùng với các cơ chế, chính sách của Nhà nước đã được ban hành, tỉnh ủy Lạng Sơn đã triển khai thực hiện và đề ra nhiều chương trình hành động phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, trong đó đặc biệt ưu tiên phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số. Việc triển khai này đã làm chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành đối với công tác quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ trí thức người dân tộc thiểu số; bước đầu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số có trình độ cao cho hệ thống chính trị của tỉnh. Nhờ đó, những năm qua đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn đã và đang tăng lên cả về số lượng và chất lượng (điều này sẽ được làm rõ ở phần sau).

Tuy nhiên, do nguồn ngân sách của tỉnh còn hạn chế nên một số chế độ phụ cấp, trợ cấp chưa được áp dụng thực hiện. Nguồn ngân sách Trung ương phân bổ về địa phương còn chậm, nên việc điều chỉnh một số loại trợ cấp, phụ cấp theo quy định của Chính phủ đối với người lao động chưa được kịp thời. Do vậy, sự phát triển của đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn nhìn chung còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Như vậy, những cơ chế, chính sách của tỉnh đối với cán bộ nói chung và trí thức người dân tộc thiểu số nói riêng là một trong những yếu tố quan

43

trọng đã có tác động trực tiếp mạnh mẽ đến quá trình phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số của tỉnh Lạng Sơn.

Bản thân trí thức người dân tộc thiểu số của tỉnh Lạng Sơn

Cho dù tất cả những yếu tố trên có tác động thuận lợi đến mấy, song bản thân mỗi trí thức người dân tộc thiểu số không chịu vận động, không chịu học tập, nỗ lực phấn đấu vươn lên thì mỗi cá nhân, cũng như đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số cũng không thể phát triển được. Do vậy, sự nỗ lực học tập rèn luyện vượt qua mọi rào cản của mỗi cá nhân là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của mỗi trí thức người dân tộc thiểu số.

Nếu xét về nguồn gốc xuất thân thì hầu hết trí thức người dân tộc thiểu số đều xuất thân từ nông dân, gắn liền với đồng ruộng và nương rẫy nên sự phát triển của họ đã chứng tỏ họ những người dám nghĩ, dám làm, vượt qua những rào cản để đến với ánh sáng của tri thức khoa học. Ý chí, tinh thần và nghị lực này của mỗi trí thức người dân tộc thiểu số phải được tiếp tục nuôi dưỡng, không ngừng phát huy để tự khẳng định mình.

Song do xuất phát điểm thấp, lại chịu tác động bởi nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, địa lý không thuận lợi, đi lại khó khăn, các phong tục, lối sống lạc hậu nên phần lớn trí thức người dân tộc thiểu số còn có nhiều hạn chế như thiếu nhạy bén trong xử lý công việc, tâm lý tự ty, bảo thủ; thói quen sản xuất tự cấp, tự túc nên ý thức, tư duy về kinh tế thị trường còn hạn chế. Do vậy, có vượt qua những rào cản này để vươn lên hay không, điều đó phần lớn do mỗi cá nhân quyết định.

44

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ tri thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)