Xuất phát từ tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực liên quan đến thương mại, du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ tri thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 74 - 76)

- Về chất lượng

2.2.2. Xuất phát từ tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực liên quan đến thương mại, du lịch

người dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực liên quan đến thương mại, du lịch và dịch vụ có xu hướng tăng nhanh

Với lợi thế về vị trí địa lý, quan hệ giao lưu văn hóa, thương mại với Trung Quốc, trong những năm tới số lượng trí thức sẽ tăng nhanh trong các lĩnh vực thương mại, du lịch và dịch vụ.

Việc giao lưu, hợp tác, trao đổi kinh tế với Trung Quốc ở Lạng Sơn ngày càng phát triển và mở rộng. Hoạt động thương mại và kinh tế cửa khẩu đã mang đến cho Lạng Sơn những điều kiện để phát triển. Hoạt động này thu về cho ngân sách tỉnh nguồn thu tương đối lớn. Hàng năm, Lạng Sơn thu hút được đông đảo du khách thập phương đến tham quan, du lịch, bởi vì nơi đây có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú với trên 100 hang động lớn nhỏ, phân

71

bố lộ trình lôi cuốn người du lịch tới cuội nguồn của nền văn hóa Bắc Sơn nổi tiếng. Các khu nghỉ mát, điều dưỡng ở Mẫu Sơn, Thác trà - Nà Me, Khuổi Sao... cùng nhiều nền văn hóa đặc sắc của các dân tộc thuộc tỉnh Lạng Sơn, với các lễ hội truyền thống, chợ phiên, chợ hội và các sản phẩm đặc sản như Phở chua, vịt Quay, quýt Bắc Sơn, hồng Bảo Lâm mang đậm đà bản sắc của các dân tộc. Với loại hình du lịch này, vai trò của trí thức người dân tộc thiểu số, nhất là các trí thức người dân tộc thiểu số hoạt đông trên lĩnh vực văn hóa - du lịch, dịch vụ, giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan trọng, vì họ vừa hiểu rõ phong tục, truyền thống của dân tộc mình, vừa có năng lực, trình độ để quảng bá và phát triển du lịch. Do vậy, Lạng Sơn có điều kiện để xây dựng và phát triển ngành du lịch trên cả ba lĩnh vực: du lịch an dưỡng - nghỉ ngơi - hồi tưởng, du lịch văn hóa cảnh quan, du lịch kinh tế thương mại.

Thực tế khẳng định du lịch là thế mạnh của Lạng Sơn - một ngành kinh tế có hiệu quả cao, do đó cần tập trung nhiều nguồn lực và phối hợp tất cả các ngành, các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh cùng tham gia đầu tư phát triển. Mặt khác không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tạo hấp dẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước với phương châm “ khách đến nhiều lần vẫn cảm thấy thoải mái và muốn quay trở lại”. Để thực hiện mục tiêu trên, tỉnh Lạng Sơn đã có các mục tiêu và chương trình cụ thể như:

- Đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực phục vụ ngành du lịch, đặc biệt ưu tiên cán bộ có trình độ ngoại ngữ tiếng Trung Quốc, tiếng Anh... phục vụ trong ngành du lịch, chú ý đến cán bộ là người dân tộc thiểu số.

- Đầu tư tập trung để phát triển các khu du lịch nổi tiếng như: Khu Lâm viên Nhất - Nhị - Tam Thanh, khu nghỉ mát Thác Trà... Các điểm du lịch này là các đầu mối trong chu trình khép kín của đợt tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Dự án hợp tác với trường Đại học Nam Ninh (Trung Quốc) đào tạo cán bộ, sinh viên, học viên du học nâng cao trình độ.

72

Thương mại, là lĩnh vực kinh tế quan trọng, có tiềm lực lớn và có khả

năng tạo ra sự tăng trưởng nhanh. Do đó hiện nay tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều hình thức tập trung đầu tư phát triển nhanh lĩnh vực kinh tế này. Tỉnh xác định rõ cần phải mở rộng qui mô buôn bán chính ngạch với Trung Quốc, bằng nhiều con đường, bằng nhiều hình thức như: trao đổi tiền tệ, trao đổi hàng hóa, chuyển khoản và buôn bán bồi hoàn...

Phát triển buôn bán vùng biên giới, mục tiêu buôn bán giữa hai bên dần chuyển thành nhiều bên, chuyển từ buôn bán là chính sang hợp tác kinh tế là trọng điểm. Vì vậy trong tương lai không xa, đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số cũng sẽ ngày càng tham gia hoạt động nhiều hơn trên lĩnh vực này.

Chủ trương của tỉnh là: Phát triển mạnh khai thác đá các loại làm nguyên liệu để cung cấp cho các nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh; làm vật liệu xây dựng cơ bản; khai thác sét làm gạch ngói; khai thác cát, sỏi làm vật liệu xây dựng. Tiếp tục mở rộng, tăng cường khai thác mỏ than Na Dương phục vụ nhà máy nhiệt điện Na Dương. Hoàn thành xây dựng và đưa vào sản xuất nhà máy xi măng Đồng Bành công suất 91 vạn tấn/năm, nhà máy xi măng Hồng Phong công suất 8,5 vạn tấn/năm; tiến hành lập dự án gọi vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch chịu lửa tại Đông Quan - Lộc Bình. Phát triển các khu công nghiệp tập trung như: Khu

công nghiệp Lạng Sơn - Cao Lộc - Đồng Đăng; Khu công nghiệp Hữu Lũng - Đồng Mỏ; Khu công nghiệp Lộc Bình - Na Dương - Đình Lập... Do đó, trong

tương lai các cụm, khu công nghiệp này sẽ thu hút đông đảo lực lượng lao động và trí thức người dân tộc thiểu số tham gia.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ tri thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)