Xu hướng biến động về sự phân bố của đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ tri thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 76 - 78)

- Về chất lượng

2.2.3. Xu hướng biến động về sự phân bố của đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn

tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn

Tình trạng dịch chuyển cơ cấu hoặc không thu hút được trí thức sẽ diễn ra nếu không có cơ chế, chính sách xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số cho phù hợp

73

Do tác động của cơ chế thị trường, nhất là thị trường lao động đang hình thành và phát triển, dẫn đến sự di chuyển lao động giữa các ngành và các vùng. Trong đó một bộ phận trí thức sẽ dịch chuyển từ: lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn sang lĩnh vực kinh tế công nghiệp, thương mại và du lịch; từ doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do được trả lương cao, chế độ đãi ngộ tốt; môi trường và điều kiện lao động, nghiên cứu sáng tạo để bộc lộ tài năng. Điều này sẽ diễn ra cả trong trí thức nói chung và trí thức người dân tộc thiểu số nói riêng.

Nếu cơ chế, chính sách của tỉnh phù hợp tạo động lực, môi trường, điều kiện thuận lợi cho trí thức phát triển và nếu có chế độ bồi dưỡng, sử dụng đãi ngộ thỏa đáng đối với trí thức thì Lạng Sơn sẽ thu hút được nhiều trí thức tài năng, trong đó có trí thức người dân tộc thiểu số từ nơi khác về phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Ngược lại, nếu chính sách thu hút nhân tài của tỉnh không tốt, không được coi trọng thỏa đáng sẽ dẫn đến tình trạng: trí thức có tài đang làm việc tại tỉnh, trong đó có cả trí thức người dân tộc thiểu số của tỉnh sẽ rời đi nơi khác. Do vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tỉnh Lạng Sơn phải có quy hoạch, kế hoạch cụ thể về đào tạo và đào tạo lại trí thức và trí thức người dân tộc thiểu số của tỉnh, trân trọng sử dụng và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng với những cống hiến của đội ngũ trí thức, đặc biệt là trí thức người dân tộc thiểu số, từ đó xây dựng định hướng đúng cho quá trình phát triển của đội ngũ này ở tỉnh Lạng Sơn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước mắt cũng như về lâu dài.

74

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ tri thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)