C. Lợi ích cổ đông thiểu số
9 1.08 Hệ số vòng quay khoản phải thu
3.4.1. Về phía Nhà nước
Mặc dù không trực tiếp tham gia thực hiện các giải pháp hoàn thiện, nhưng với chức năng là cơ quan quản lý kinh tế, điều tiết nền kinh tế vĩ mô thông qua các chính sách và hệ thống pháp luật, Nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo điều kiện và môi trường thuận lợi trong quá trình áp dụng các giải pháp hoàn thiện kể trên vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cụ thể, Nhà nước cần đảm bảo những điều kiện sau đây:
- Ổn định môi trường pháp lý và hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô:
Môi trường pháp lý được thể hiện thông qua hệ thống các Luật và văn bản dưới luật. Môi trường pháp lý thông thoáng, ổn định là điều kiện để công ty xi măng Cẩm Phả nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành xi măng nói chung có thể đầu tư, phát triển lâu dài. Hoàn thiện môi trường pháp lý đồng nghĩa với việc Nhà nước cần xây dựng đầy đủ hệ thống Luật và văn bản dưới luật để điều chỉnh các hoạt động kinh tế, đồng thời cũng tránh tình trạng chồng chéo, trái ngược giữa Luật và các văn bản hướng dẫn luật gây khó khăn cho doanh nghiệp khi vận dụng.
Bên cạnh đó việc hoàn thiện các chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng, lãi suất, quy hoạch phát triển theo ngành…là những yếu tố tích cực góp phần thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp, ổn định tình hình tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh. Điều này càng trở nên đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong giai đoạn hiện nay, khi mà ngành công nghiệp sản xuất xi măng của Việt Nam đang phải đương đầu với rất nhiều khó khăn do các tác động của khủng hoảng kinh tế và ảnh hưởng của các chính sách thắt chặt tiền tệ và đầu tư công của Nhà nước, thì những gói giải pháp tích cực của Nhà nước lúc này sẽ đóng vai trò quyết định giúp doanh nghiệp vượt qua cơn bão khủng hoảng như: kích cầu tiêu thụ
xi măng, rà soát lại quy hoạch đầu tư phát triển công nghiệp xi măng cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, hạn chế tình trạng dư thừa năng lực sản xuất; giãn nợ các khoản vay nước ngoài, cơ cấu lại danh mục trả nợ; khoanh nợ, lùi thời hạn trả nợ các khoản vay trong nước đã đến hạn; có các chính sách ưu đãi về lãi suất, thuế VAT, về giá nguyên nhiên liệu đầu vào…
- Hoàn thiện chế độ kế toán
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin kế toán phục vụ cho công tác phân tích báo cáo tài chính nói riêng và phân tích tình hình tài chính nói chung, Bộ tài chính cần phải hoàn thiện hệ thống chế độ kế toán và các chuẩn mực kế toán theo xu hướng và thông lệ của kế toán quốc tế, đồng thời phải phù hợp với đặc điểm và hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam. Chế độ kế toán mới phải đảm bảo giải quyết được các hoạt động kinh tế mới đã, đang và sẽ phát sinh trong tương lai, nhằm phản ánh chính xác và đầy đủ các thông tin tài chính doanh nghiệp
Bên cạnh đó, để đẩy mạnh hơn nữa công tác phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp, Bộ Tài chính cần có các chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng nội dung và hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính. Về cơ chế, Bộ Tài chính cần ban hành các thông tư hướng dẫn để doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện, tăng cường hỗ trợ tư vấn và tương tác thông tin giữa các doanh nghiệp với Bộ.
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ cho phân tích, Nhà nước cần chú trọng xây dựng hệ thống và cơ chế cung cấp thông tin về các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của ngành, lĩnh vực một cách kịp thời và đầy đủ. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần quan tâm xây dựng hệ thống chỉ tiêu bình quân ngành đáng tin cậy và có kế hoạch thường xuyên cập nhập đối với hệ thống này làm căn cứ cơ sở so sánh, đối chiếu cho các doanh nghiệp trong quá trình phân tích.
Đồng thời, quy định cơ chế công khai minh bạch thông tin báo cáo tài chính để có một môi trường thông tin đầy đủ và lành mạnh, giúp các doanh nghiệp có thể so sánh được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp khác cùng ngành, cùng lĩnh vực…