.44 31.28 Tỷ suất lợi nhuận sau

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả (Trang 111)

C. Lợi ích cổ đông thiểu số

9 1.08 Hệ số vòng quay khoản phải thu

.44 31.28 Tỷ suất lợi nhuận sau

Tỷ suất lợi nhuận sau

thuế /doanh thu % -42.26 -25.14 -16.07

17.1

1 40.50

9

.07 36.08Tỷ suất lợi nhuận trước thuế Tỷ suất lợi nhuận trước thuế

/tổng tài sản % -12.29 -7.81 -5.36

4.4

9 36.50

2

.44 31.28Tỷ suất lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận sau thuế

/tổng tài sản % -12.29 -7.81 -5.36

4.4

9 36.50

2

.44 31.28Tỷ suất lợi nhuận sau Tỷ suất lợi nhuận sau

thuế /VCSH % -75.05 -112.13 -156.10 -37.08 - 49.41 -43. 97 - 39.21

(Nguồn: số liệu được tình từ các báo cáo tài chính của công ty xi măng Cẩm Phả) Về kết quả kinh doanh của công ty:

Qua bảng phân tích trên ta thấy, doanh thu bán hàng của công ty có xu hướng tăng qua các năm mặc dù mức tăng không nhiều (tốc độ tăng cao nhất là 2.61%), đây là kết quả của chính sách bán hàng và marketing hiệu quả, bởi trong bối cảnh tình hình tiêu thụ xi măng chung của toàn ngành rất ảm đạm do tác động của khủng hoảng kinh tế và các chính sách thắt chặt tín dụng, cắt giảm đầu tư công của Nhà nước thì đây là tín hiệu khả quan cho công ty xi măng Cẩm Phả.

Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của công ty lại không mấy sáng sủa, sau 4 năm đi vào hoạt động thì công ty vẫn chưa có lãi, lợi nhuận sau thuế qua các năm đều âm. Nguyên nhân là do công ty mới đi vào hoạt động sản xuất, chi phí đầu tư ban đầu lớn, công ty đang phải chịu gánh nặng chi phí tài chính rất lớn, trong khi đó ngành công nghiệp sản xuất xi măng lại đang trong giai đoạn đặc biệt khó khăn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, điều này dẫn đến doanh thu của công ty không bù đắp nổi chi phí, kết quả là lợi nhuận kinh doanh trước và sau thuế của công ty đều âm. Mặc dù, theo đúng kế hoạch phương án đầu tư ban đầu thì từ năm hoạt động thứ 4 (năm 2011) công ty bắt đầu có lãi (số lãi theo kế hoạch năm 2011 là 2 tỷ), tuy nhiên thực tế đến năm 2012 công ty vẫn chưa có lãi (số lỗ lũy kế đến 31/12/2012 là 1.580 tỷ đồng, trong đó năm 2011 lỗ 486 tỷ đồng, năm 2012 lỗ 316 tỷ). Kết quả kinh doanh của công ty chưa có lãi như kế hoạch xuất phát từ những nguyên nhân sau:

+ Tốc độ tăng của giá bán đơn vị thấp hơn tốc độ tăng giá thành đơn vị, cụ thể: giá bán đơn vị bình quân năm 2012 tăng 65% giá bán đơn vị bình quân năm 2009; giá thành đơn vị bình quân năm 2011 tăng 108% giá thành đơn vị bình quân năm 2009. Cụ thể giá bán và giá thành bình quân như sau:

Năm Giá thành đơn vị Giá bán đơn vị

2009 361.365 537.279

2010 520.098 640.970

2011 612.167 763.167

2012 753.477 881.540

+ Sự biến động về đơn giá nguyên vật liệu và nhiên liệu đầu vào có biến động lớn:

Thực tế so với phương án đầu tư: chính sách tiền lương của Nhà nước đã có sự thay đổi, giá xăng dầu liên tục tăng, đặc biệt giá than đã tăng lên 470%. Hơn nữa,

chi phí về than chiếm tới 40% đến 48% giá thành sản xuất clanhke. Cụ thể, theo phương án được duyệt giá than ước là 452.100 đồng/tấn, thực tế năm 2011 là 1.822.015 đồng/tấn; giá điện theo phương án ước là 815 đồng/kwh, thực tế năm 2011 bình quân là 1.184 đồng/kwh.

Năm 2011 so với năm 2009: Giá dầu DO tăng 75% (năm 2011 là 18.500 đồng/lít, năm 2009 là 10.512 đồng/lít); giá điện tăng 30,24% giờ thấp điểm (năm 2009 là 496 đồng/kwh, năm 2011 là 646 đồng/kwh); giá than 3c tăng 89% (năm 2009 là 960.745 đồng/tấn; năm 2011 là 1.822.015 đồng/tấn).

+ Ảnh hưởng của tốc độ biến động tỷ giá hối đoái: theo phương án tài chính được duyệt dự án 1EUR = 20.500 VNĐ, 1 Yên = 160 VNĐ. Thực tế hiện nay (thời điểm 31/12/2012) 1EUR = 27.090 VNĐ, 1 Yên = 248 VNĐ. Dẫn đến chi phí tài chính tăng, đặc biệt là chênh lệch tỷ giá tăng nhanh so với phương án phê duyệt ban đầu.

+ Sản lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ thực tế không đạt được theo phương án tài chính đã duyệt, cụ thể: Về sản lượng sản xuất: năm 2009 đạt 100% kế hoạch, năm 2010 đạt 95% kế hoạch và năm 2011 đạt 92,5% kế hoạch; về tiêu thụ sản lượng: năm 2009 đạt 75% kế hoạch, năm 2010 và năm 2011 đạt 64%.

Mặc dù vậy, mức lỗ vẫn có xu hướng giảm dần qua các năm (Năm 2011 giảm lỗ so với 2010 là 318 tỷ tương đương với 39.55%, năm 2012 giảm lỗ so với năm 2011 là 170 tỷ tương đương với 34.98%), kết quả này phản ánh những nỗ lực cải tổ một cách toàn diện của công ty xi măng cẩm phả về quản trị, quản lý, vận hành nhà máy và tiêu thụ sản phẩm…

Về khả năng sinh lời của công ty:

Qua bảng phân tích trên ta thấy, các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty hiện tại đều có giá trị âm do kết quả kinh doanh của công ty những năm qua đều thua lỗ, lợi nhuận âm. Tuy nhiên, các tỷ suất sinh lời của doanh thu và tỷ suất sinh lời của tài sản đều có xu hướng tăng nhanh qua các năm (tốc độ tăng cao nhất là 40.5% đối với tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và 36.5% đối với tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu), kết quả này tương ứng với tình hình thua lỗ của công ty đang được cải thiện dần qua từng năm.

Tuy nhiên, trái ngược với xu hướng tăng của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của

công ty lại có xu hướng giảm qua các năm (với tốc độ giảm lên tới 49.41%), nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu của công ty giảm mạnh (Năm 2012 giảm 81.09% so với năm 2010) cao hơn rất nhiều so với tốc độ thay đổi của lợi nhuận sau thuế (Năm 2012 giảm lỗ 60.1% so với năm 2010).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w