Hoàn thiện nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích Áp dụng nội dung và hệ thống chỉ tiêu được hoàn thiện vào phân tích báo cáo tài chính của

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả (Trang 98 - 104)

- Chi phí tài chính khác 214 3,466 3,680 657 932 1,589 442 2,533 2,

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CẨM PHẢ

3.3.4. Hoàn thiện nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích Áp dụng nội dung và hệ thống chỉ tiêu được hoàn thiện vào phân tích báo cáo tài chính của

dung và hệ thống chỉ tiêu được hoàn thiện vào phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả

3.3.4.1. Hoàn thiện nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích

Hệ thống chỉ tiêu phân tích được hoàn thiện theo hướng bổ sung thêm một số chỉ tiêu cần thiết và được điều chỉnh theo từng nhóm. Mặc dù giữa các nhóm có sự giao thoa, một chỉ tiêu có thể thuộc nhiều nhóm, nhưng về cơ bản có thể chia thành các nhóm như sau:

Phân tích khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn:

- Phân tích sự biến động của nguồn vốn và tài sản, gồm:

+ Sự thay đổi tuyệt đối và tương đối của tổng tài sản, tổng nguồn vốn

+ Sự thay đổi tuyệt đối và tương đối của từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn

+ Tỉ trọng của từng loại tài sản trên tổng tài sản

+ Tỉ trọng của từng loại nguồn vốn trên tổng nguồn vốn

Về nội dung phân tích cần nêu được rõ nguyên nhân và các nhân tố tác động đến tài sản, nguồn vốn. Đánh giá, nhận xét về tỉ trọng của từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn như vậy có phù hợp với đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty hay không? Mức độ đầu tư vào tài sản dài hạn như vậy có hợp lý không? Có đảm bảo được cả về số lượng, chất lượng và tính ổn định cho hoạt động sản xuất của công ty hay không?

- Phân tích khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty gồm: + Tỉ trọng của nợ phải trả/Tổng nguồn vốn

+ Tỉ trọng của vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn + Tỉ trọng của nợ phải trả/vốn chủ sở hữu

Nội dung phân tích cần đánh giá được mức độc lập cũng như sức ép về mặt tài chính của công ty, công ty nên làm gì để đảm bảo cân đối được khả năng tự chủ tài chính nhưng đồng thời cũng tận dụng được lợi thế của nguồn vốn đi vay…

Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:

Các chỉ tiêu cần xem xét bao gồm: + Hệ số vốn lưu động thường xuyên + Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên

Về nội dung phân tích, chủ thể phân tích cần đánh giá được xu hướng biến động của vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên? Vốn lưu động thường xuyên của công ty là âm hay dương? Lượng vốn hoạt động thuần của công ty có ở mức hợp lý hay không? từ đó có các giải pháp nhằm đảm bảo tính ổn định và bền vững của các cân bằng tài chính.

Phân tích khả năng thanh toán và tình hình công nợ:

Các chỉ tiêu cần xem xét gồm:

+ Chênh lệch tuyệt đối và tương đối các khoản phải thu, phải trả + Tỉ lệ nợ còn phải thu/Tổng tài sản

+ Tỉ lệ nợ còn phải thu/Doanh thu bán chịu + Tỉ lệ nợ phải thu quá hạn/Tổng nợ phải thu

+ Vòng quay các khoản phải thu và thời gian thu tiền bình quân + Vòng quay các khoản phải trả và kỳ trả nợ bình quân

+ Thời gian thanh toán nợ phải trả + Hệ số thanh toán tổng quát + Hệ số thanh toán ngắn hạn +Hệ số thanh toán nhanh

+ Hệ số thanh toán chi phí lãi vay

Khi phân tích các chỉ tiêu này cần làm rõ xu hướng biến động của các khoản phải thu, phải trả; xem xét mối tương quan giữa các khoản nợ phải thu và phải trả có hợp lý không? Công ty có khả năng kiểm soát các khoản phải thu, phải trả không? từ đó đánh giá khả năng thanh toán của công ty.

Đánh giá các hệ số khả năng thanh toán của công ty có ở mức độ hợp lý không? Công ty có đủ khả năng trả nợ khi đến hạn hay không? Hệ số thanh toán của công ty là tăng hay giảm qua các kỳ...Từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm mục đích cải thiện khả năng thanh toán, góp phần ổn định và lành mạnh hóa tình hình tài chính của công ty.

Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của công ty:

Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty được đánh giá một cách tổng quát dựa trên tổng tài sản và theo từng loại tài sản. Khi phân tích hiệu quả sử dụng của tài sản cần chú ý làm rõ những vấn đề sau đây:

+ Sức sản xuất và sinh lãi chung của tổng tài sản: được phản ánh thông qua chỉ tiêu hiệu suất sử dụng của tài sản

+ Sức sản xuất và sinh lãi của từng loại tài sản: được phản ánh thông qua chỉ tiêu hiệu suất sử dụng của tài sản cố định và tài sản ngắn hạn

+ Tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn: được phản ánh thông qua chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu

Nội dung phân tích cần đánh giá được xu hướng biến động tăng hay giảm của các chỉ tiêu này, lý giải được các nguyên nhân tác động đến sự thay đổi đó, các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của tài sản.

Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận:

- Đối với tình hình quản trị doanh thu: Khi phân tích cần chỉ rõ được những nội dung chính sau:

+ Chênh lệch tăng hay giảm doanh thu giữa các kỳ + Tốc độ tăng/giảm doanh thu

+ Doanh thu thuần từng loại/Tổng doanh thu thuần + Các khoản giảm trừ/Tổng doanh thu

Nội dung phân tích cần chỉ rõ được xu hướng biến động và chất lượng của doanh thu. Các nhân tố tác động đến sự thay đổi đó. Khi phân tích đánh giá cần xem xét trong mối liên hệ với các chính sách bán hàng của công ty, yếu tố thời vụ, tình hình kinh tế chung, tình hình kinh doanh tiêu thụ của ngành…

- Đối với tình hình quản trị chi phí: khi phân tích cần tập trung làm rõ 3 vấn đề sau:

+ Quy mô chi phí kinh doanh: được phản ánh thông sự biến động tăng/giảm của tổng chi phí kinh doanh và từng loại chi phí kinh doanh cả về số tuyệt đối và số tương đối; tỉ trọng của từng loại chi phí kinh doanh/tổng chi phí kinh doanh…

+ Hiệu quả của chi phí kinh doanh: được phản ánh thông qua các chỉ tiêu như:

Tổng chi phí kinh doanh/Doanh thu thuần Chi phí kinh doanh/Lợi nhuận

+ Định mức chi phí: phản ánh thông qua chỉ tiêu chi phí vượt định mức/Định mức

Cũng như nội dung phân tích doanh thu, phân tích chi phí cũng cần chỉ ra được xu hướng biến động của chi phí, các nhân tố tác động, từ đó kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị chi phí của công ty.

- Đối với quản trị lợi nhuận: nội dung phân tích cũng tượng tự như doanh thu, chi phí. Cụ thể các chỉ tiêu cần xem xét gồm:

+ Quy mô về lợi nhuận: phản ánh thông qua sự tăng/giảm cả về số tuyệt đối và tương đối của các chỉ tiêu lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế

+ Cơ cấu lợi nhuận: phản ánh thông qua việc phân tích tỉ trọng lợi nhuận từng hoạt động trên tổng lợi nhuận

+ Chất lượng lợi nhuận: bằng việc đánh giá suất hao phí của lợi nhuận thông qua các chỉ tiêu như: chi phí kinh doanh/lợi nhuận, doanh thu/lợi nhuận, vốn chủ sở hữu/lợi nhuận, vốn vay/lợi nhuận, tài sản/lợi nhuận…ta có thể đánh giá được chất lượng của lợi nhuận, từ đó đề ra các giải pháp góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

Phân tích khả năng sinh lời của công ty:

Hiện tại công ty xi măng Cẩm Phả đã sử dụng một số chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời như: tỉ suất lợi nhuận trước thuế và sau thuế trên doanh thu, tỉ suất lợi

nhuận trước thuế và sau thuế trên tổng tài sản, ti suất lợi nhuận trước thuế và sau thuế trên vốn chủ sở hữu

Để hoàn thiện nội dung phân tích, công ty cần tập trung làm rõ những vấn đề sau:

+ Đánh giá khả năng sinh lời của công ty so với ngành có ở mức hợp lý hay không băng cách so sánh các chỉ tiêu trên của công ty với các chỉ tiêu tương ứng của ngành

+ Đánh giá xu hướng biến động của khả năng sinh lãi thông qua sự biến động của các chỉ tiêu đã nêu trên

+ Các giải pháp nhằm góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả sinh lời của công ty.

Phân tích luồng tiền của công ty

Nội dung phân tích luồng tiên cần tập trung vào những vấn đề chính sau: + Lượng tiền lưu chuyển của công ty: phản ánh thông qua chỉ tiêu chênh lệch số dư tiền đầu kỳ và cuối kỳ, chênh lệch tổng lưu chuyển thuầncần chỉ rõ công ty đã tạo tiền như thế nào? Từ nguồn nào là chủ yếu? Việc chi dùng tiền của công ty có hợp lý không? Nguồn tiền như vậy có đảm bảo khả năng thanh toán không?...

+ Ảnh hưởng của các hoạt động đến lưu chuyển tiền: phản ánh thông qua chỉ tiêu chênh lệch lưu chuyển tiền thuần từng hoạt động, tỉ trọng lưu chuyển tiền thuần từng hoạt động trên tổng lưu chuyển thuần

+ Nhu cầu tiền trong tương lai: phản ánh thông qua chỉ tiêu nhu cầu vốn hoạt động

Khi phân tích cần tập trung làm rõ công ty đã tạo tiền như thế nào? Từ nguồn nào là chủ yếu? Việc chi dùng tiền của công ty như vậy có hợp lý không? Nguồn tiền như vậy có đảm bảo khả năng thanh toán hay không?...

3.3.4.2. Áp dụng nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích được hoàn thiện vào phân tích thực tế báo cáo tài chính của công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả

Phân tích khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn

Qua bảng phân tích dưới đây (Bảng 3.1) ta có thể thấy, tài sản và nguồn vốn của công ty có xu hướng giảm dần qua các năm. Trong đó, đặc biệt là vốn chủ sở hữu giảm mạnh qua các năm (tốc độ giảm lên tới 81,9% chỉ trong vòng 2 năm từ năm 2010 đến năm 2012) nguyên nhân là do kết quả kinh doanh của công ty thua

lỗ, lợi nhuận sau thuế âm đã làm giảm đáng kể nguồn vốn chủ sở hữu.

Về cơ cấu của tài sản và nguồn vốn thì đầu tư vào tài sản cố định chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty (trên 88%), điều này là phù hợp với đặc điểm của ngành sản xuất công nghiệp xi măng cần đầu tư lớn vào nhà xưởng, băng chuyền, máy móc thiết bị công nghệ cao… Tuy nhiên tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định qua các năm không có nhiều biến động. Tương tự như vậy, tài sản ngắn hạn của công ty mặc dù có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng mức giảm cũng không nhiều (cao nhất là 18,05%).

Vốn chủ sở hữu giảm mạnh (cao nhất lên tới 81,09%) trong khi tổng nguồn vốn chỉ giảm nhẹ (với tốc độ cao nhất là 9,92%), điều này cho thấy công ty chủ yếu tài trợ cho tài sản bằng nguồn vốn vay nợ, đặc biệt là nợ vay ngắn hạn (vay nợ ngắn hạn có xu hướng tăng trong khi vay dài hạn lại có xu hướng giảm)

Mặt khác, trong khi nợ phải trả không có nhiều biến động thì vốn chủ sở hữu giảm mạnh đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng độc lập và tự chủ về mặt tài chính của công ty (Bảng 3.2)

Bảng 3.1: Bảng phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty Xi măng Cẩm Phả

Tài sản 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 Chênh lệch cuối năm 2012 so2010 Chênh lệch cuối năm 2012 so2011

Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng +/- % +/- %

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 726,078,484,310 11.10% 640,638,732,050 10.30% 594,838,407,150 10.09% (131,240,077,160) -18.08% (45,800,324,900) -7.15%I. Tiền và CKTĐT 73,008,930,843 1.12% 13,968,874,050 0.22% 11,198,021,578 0.19% (61,810,909,265) -84.66% (2,770,852,472) -19.84% I. Tiền và CKTĐT 73,008,930,843 1.12% 13,968,874,050 0.22% 11,198,021,578 0.19% (61,810,909,265) -84.66% (2,770,852,472) -19.84% 1.Tiền 73,008,930,843 1.12% 13,968,874,050 0.22% 11,198,021,578 0.19% (61,810,909,265) -84.66% (2,770,852,472) -19.84% 2. Các khoản tương đương

tiền

-

-

- - - -

- - - -

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả (Trang 98 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w