Hoàn thiện phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại công ty Xi măng Cẩm Phả

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả (Trang 96 - 98)

- Chi phí tài chính khác 214 3,466 3,680 657 932 1,589 442 2,533 2,

3.3.3.Hoàn thiện phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại công ty Xi măng Cẩm Phả

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CẨM PHẢ

3.3.3.Hoàn thiện phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại công ty Xi măng Cẩm Phả

măng Cẩm Phả

Từ những đánh giá về thực trạng phương pháp phân tích báo cáo tài chính đang áp dụng tại công ty xi măng Cẩm Phả có thể thấy, hiện tại công ty chủ yếu chỉ áp dụng một số phương pháp phổ biến truyền thống như: phương pháp so sánh, phương pháp tỉ lệ, phương pháp chi tiết; và việc áp dụng các phương pháp này cũng chỉ dừng lại ở mức giản đơn. Do vậy, trong thời gian tới, nhằm mục đích đáp ứng và nâng cao chất lượng của công tác phân tích báo cáo tài chính, công ty cần đặc biệt chú trọng hoàn thiện các phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại công ty. Nội dung hoàn thiện cần tập trung vào hai hướng là: hoàn thiện những phương pháp đang sử dụng và bổ sung thêm một số phương pháp mới.

Hoàn thiện những phương pháp đang sử dụng:

- Đối với phương pháp so sánh:

Như đã đề cập, phương pháp so sánh hiện nay đang được công ty sử dụng mới chỉ dừng lại ở mức so sánh số liệu tài chính của năm báo cáo so với năm trước liền kề, điều này khiến công ty không thấy được xu hướng biến động của các chỉ tiêu trong một giai đoạn hay một thời kỳ phân tích nhất định. Hơn nữa, việc so sánh cũng mới chỉ giới hạn trọng nội bộ công ty mà chưa có sự so sánh, đối chiếu với ngành. Do vậy, để phát huy đầy đủ hiệu quả của phương pháp này cần mở rộng gốc so sánh. Khi so sánh, doanh nghiệp cần sử dụng số liệu tài chính của ba hay năm năm liên tiếp. Việc xem xét trong một khoảng thời gian dài như vậy, không chỉ giúp công ty thấy rõ được xu hướng biến động của các chỉ tiêu mà còn hạn chế được những ảnh hưởng mang tính chất thời vụ hay đột biến của một năm nào đó do tác động các yếu tố khách quan như thiên tai, khủng hoảng…Bên cạnh đó, công ty cũng cần so sánh các chỉ tiêu tài chính của công ty với các chỉ tiêu trung bình của ngành, hoặc so sánh với các chỉ tiêu tương ứng của các doanh nghiệp khác trong ngành có cùng đặc điểm và quy mô. Kết quả so sánh này có thể thấy được tầm lớn mạnh, vị

thế và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong mối tương quan với các doanh nghiệp khác.

- Đối với phương pháp phân tích tỷ lệ:

Phương pháp phân tích tỉ lệ được công ty áp dụng hiện nay thông qua việc tính toán một số chỉ tiêu tài chính, tuy nhiên số lượng chỉ tiêu còn rất đơn giản, chưa đáp ứng được nhu cầu phân tích, do vậy hoàn thiện phương pháp phân tích tỷ lệ đồng nghĩa với việc công ty cần bổ sung thêm một số chỉ tiêu tài chính nhằm mục đích phản ánh đầy đủ và toàn diện hơn tình hình tài chính của công ty.

- Đối với phương pháp phân tích chi tiết:

Hiện tại, công ty áp dụng phương pháp phân tích chi tiết để chi tiết hóa các chỉ tiêu về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí theo các yếu tố cấu thành tuy nhiên việc phân tích chưa xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến những chỉ tiêu đó. Do vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác phân tích, công ty cần mở rộng áp dụng phương pháp này trong việc phân tích các nhân tố cấu thành và ảnh hưởng của các nhân tố đó đến sự thay đổi và biến động của các chỉ tiêu tài chính.

Ngoài ra, để đảm bảo cho kết quả phân tích đa dạng và đạt hiệu quả cao hơn, công ty cần thực hiện phân tích chi tiết theo bộ phận như theo vùng địa lý (ví dụ như giữa nhà máy chính và chi nhánh phía nam, hoặc theo thị trường tiêu thụ khác nhau), theo loại sản phẩm…Việc phân tích như vậy sẽ giúp công ty thấy được cơ cấu và đóng góp của từng bộ phận trong việc mang lại hiệu quả kinh doanh chung cho toàn công ty.

Bổ sung một số phương pháp phân tích

Để đa dạng hóa và đảm bảo nâng cao chất lượng công tác phân tích, thì bên cạnh việc sử dụng các phương pháp truyền thống, công ty cần kết hợp, bổ sung thêm một số phương pháp phân tích khác như: phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp đồ thị, phương pháp Dupont

- Phương pháp thay thế liên hoàn: Phương pháp này giúp công ty phân tích được các chỉ tiêu chịu ảnh hưởng của các nhân tố có mối quan hệ với nhau theo dạng tích số và thương số. Công ty có thể áp dụng phương pháp này trong việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản…

- Phương pháp đồ thị: Phương pháp này cung cấp cho chủ thể phân tích và các đối tượng sử dụng thông tin một cái nhìn trực quan, rõ ràng về sự biến động của các

chỉ tiêu phân tích, đồng thời cũng dễ dàng nhận ra những điểm khác biệt không theo xu hướng phát triển trong đó. Cụ thể, công ty có thể áp dụng phương pháp này trong việc minh họa các tỉ lệ và sự biến động của các chỉ tiêu tài chính, hay là minh họa cho việc so sánh các chỉ tiêu của công ty với các doanh nghiệp khác trong ngành. Các dạng đồ thị có thể sử dụng bao gồm: đồ thị hình tròn, đồ thị hình cột hoặc đồ thị hình đường.

- Phương pháp phân tích Dupont: Đây là phương pháp được dùng để đánh giá mức độ tương hỗ giữa các tỷ số tài chính bằng cách phân tích một chỉ tiêu tổng hợp thành hàm số của một loạt các biến số, từ đó giúp chủ thể phân tích có thể đánh giá được ảnh hưởng của nhiều yếu tố đến sự biến động của một yếu tố tài chính đang cần nghiên cứu. Cụ thể, công ty có thể áp dụng phương pháp Dupont trong việc phân tích chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) và tỷ số suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

Ví dụ: Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) có thể phân tích theo phương trình Dupont như sau:

Lợi nhuận sau thuế =

Lợi nhuận sau thuế x

Doanh thu thuần x

Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

= Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Hệ số vòng quay tài sản x Vốn chủ sở hữuTổng tài sản Năm 2011: ROE = (25,34)* 0,31*14,54 =(114,85)

Năm 2012: ROE = (16,07)* 0,33* 29,1= (156,10)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả (Trang 96 - 98)