Phương pháp Dupont

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả (Trang 25 - 29)

Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ số tài chính, từ đó biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành hàm số của một loạt các biến số để phân tích ảnh hưởng của các biến số đó đối với chỉ tiêu tổng

hợp. Hay nói cách khác, bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp ban đầu thành một phương trình hay mô hình gồm nhiều tỷ số có quan hệ với nhau dưới dạng tích số tùy vào mục tiêu phân tích. Phương pháp này cho phép phân tích sâu hơn về mối tương quan giữa các tỷ số, giúp ta thấy được một chỉ tiêu sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào khi các chỉ tiêu khác trong mô hình thay đổi.

Trên thực tế, phương pháp Dupont thường được áp dụng để phân tích các chỉ tiêu: Suất sinh lời của tài sản (ROA) và suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

Sơ đồ 1.3: Mô hình phân tích tài chính Dupont 1.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính

Tài sản khác ROE ROA Tổng nợTổng tài sản

Tỷ suất sinh lời trên

doanh thu nhân

chia Vòng quay tài sản Lãi ròng chia Doanh thu Doanh thu chia Tổng tài sản Doanh thu Trừ Tổng chi phí Tài sản lưu động Tài sản cố định Chi phí hoạt động Lãi vay Thuế TNDN

Giá vốn hàng bán Tiền & đầu tư ngắn hạn

Khoản phải thu Hàng tồn kho

Như đã nói ở trên, mục đích của phân tích báo cáo tài chính là nhằm đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp để có cơ sở ra những quyết định hợp lý. Tùy theo các lợi ích khác nhau mà mỗi đối tượng sử dụng thông tin có mục đích, trình độ và cách thức phân tích báo cáo tài chính khác nhau.

Chúng ta có thể tiếp cận phân tích báo cáo tài chính theo 2 cách khác nhau, được mô tả như sơ đồ 1.4 (phân tích báo cáo tài chính tiếp cận theo từng loại báo cáo) và sơ đồ 1.5 (phân tích báo cáo tài chính tiếp cận theo mục đích phân tích).

Sơ đồ 1.4: Khuôn khổ phân tích báo cáo tài chính tiếp cận theo từng loại báo cáo

Sơ đồ 1.5: Khuôn khổ phân tích báo cáo tài chính tiếp cận theo mục đích phân tích

Tuy nhiên, dù tiếp cận phân tích theo góc độ nào thì cũng cần phải nhìn nhận phân tích báo cáo tài chính theo quan điểm toàn diện và biện chứng. Theo đó, để bảo đảm kết quả phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa thì không chỉ xem xét, phân tích một báo cáo riêng lẻ mà nội dung và phương pháp phân tích cần phải được thực hiện trên “hệ thống các báo cáo tài chính”, các chỉ tiêu tài chính cũng cần phải được nghiên cứu và đánh giá trên mối quan hệ tác động lẫn nhau.

Phân tích BCĐKT Phân tích BCKQKD Phân tích BCLCTT Phân tích tỷ số: Tỷ số thanh khoản Tỷ số nợ Tỷ số chi phí tài chính Tỷ số hoạt động Tỷ số sinh lời Tỷ số tăng trưởng Phân tích so sánh: So sánh xu hướng So sánh ngành Phân tích cơ cấu

Phân tích cơ cấu

Đo lường và đánh giá:

Tình hình tài chính và tình hình hoạt động của công ty

Phân tích khái quát tình hình tài chính

Phân tích nhu cầu và tình hình sử dụng vốn

Phân tích khả năng thanh toán Phân tích hiệu quả hoạt động Phân tích khả năng sinh lời

Hệ thống các chỉ tiêu tài chính

Đo lường và đánh giá:

Tình hình tài chính và tình hình hoạt động của công ty

Trong khuông khổ của luận văn chỉ đề cập đến phân tích báo cáo tài chính tiếp cận theo mục đích phân tích. Theo đó, những nội dung phân tích cụ thể được liệt kê theo từng khía cạnh cần phân tích bao gồm:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả (Trang 25 - 29)