Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả (Trang 29)

Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp được xem là giai đoạn đầu tiên của quá trình phân tích nhằm mục đích đưa ra những nhận định sơ bộ, ban đầu về thực trạng tài chính và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Công việc này sẽ cung cấp cho người sử thông tin biết được mức độ độc lập về mặt tài chính, những khó khăn về mặt tài chính mà doanh nghiệp đang gặp phải.

Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp được thực hiện dựa trên những dữ liệu tài chính trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp để tính toán và xác định các chỉ tiêu phản ánh thực trạng tình hình tài chính doanh nghiệp. Về mặt nội dung, việc phân tích, đánh giá ở giai đoạn này chỉ dừng lại ở một số nội dung mang tính khái quát, tổng hợp, phản ánh những nét chung nhất về thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp như: tình hình huy động vốn, mức độc lập về tài chính, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Hệ thống các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp cũng mang tính tổng hợp, đặc trưng, đơn giản, dễ tính toán, đây thường là các nhóm chỉ tiêu được xác định dựa trên từng báo cáo tài chính riêng lẻ như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh mà chưa có sự liên hệ giữa các báo cáo này. Về mặt phương pháp phân tích, thì giai đoạn này chủ yếu là sử dụng phương pháp so sánh (so sánh theo chiều ngang và chiều dọc, so sánh số tuyệt đối và tương đối), đồng thời nhìn nhận những biến đổi trực diện hiển hiện trên các báo cáo tài chính để phân tích.

Cụ thể, doanh nghiệp có thể xem xét một số nội dung sau:

• “Tổng tài sản và tổng nguồn vốn”: đây là chỉ tiêu được phản ánh trên bảng cân đối kế toán và là chỉ tiêu đầu tiên cần được quan tâm khi đánh giá tình hình tài chính chung của doanh nghiệp, chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của doanh nghiệp. Khi xem xét chỉ tiêu này, chúng ta cần phân tích theo cả chiều ngang và chiều dọc, theo cả số tuyệt đối và tương đối. Một số nội dung chính mà chúng ta cần quan tâm là:

vốn của doanh nghiệp thay đổi như thế nào so với kỳ trước? Nguyên nhân dẫn tới những thay đổi đó?

Cơ cấu của từng loại tài sản và nguồn vốn trên tổng số: Nợ ngắn hạn chiếm bao nhiêu % trên tổng nợ cũng như tổng nguồn vốn? Chiếm dụng vốn của nhà cung cấp có lớn hay không? Mức độ tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp như thế nào? Những biến động của nguồn vốn có liên quan như thế nào đến sự thay đổi của tài sản? Các nguồn vốn được đầu tư, phân bổ vào tài sản có hợp lý hay không?

Để trả lời những câu hỏi trên, người phân tích có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau:

“Hệ số tự tài trợ”: đây là chỉ tiêu được dùng để phân tích cơ cấu vốn, đánh giá khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu càng lớn thì mức độ độc lập về mặt tài chính càng cao.

“Hệ số đầu tư”: chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư vào tài sản máy móc, thiết bị của doanh nghiệp, nó phản ánh cấu trúc tài sản của doanh nghiệp, từ đó có thể thấy được năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp

Trị số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành nghề cụ thể và thay đổi tùy thuộc vào điều kiện và các giai đoạn kinh doanh như đổi mới, thay thế, nâng cấp của doanh nghiệp.

“Hệ số khả năng thanh toán tổng quát”: chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết, với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản nợ phải trả hay không.

Trị số của chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp càng lớn.

“Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp”: đây là các chỉ tiêu được tính toán thông qua báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh khái quát tình hình hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm: doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp và lợi nhuận trước thuế…Một số nội dung cần quan tâm như:

- Lợi nhuận trước thuế thay đổi như thế nào giữa các kỳ liên tiếp? Bằng phương pháp so sánh lợi nhuận của các kỳ kế toán liên tiếp theo cả số tuyệt đối và số tương đối chúng ta sẽ thấy được xu hướng biến động của chỉ tiêu này.

- Hoạt động kinh doanh nào mang lại nhiều lợi nhuận nhất? Bằng cách so sánh tỷ trọng lợi nhuận của từng hoạt động trong tổng số lợi nhuận qua các kỳ của doanh nghiệp chúng ta sẽ biết được nguồn lợi nhuận chính của doanh nghiệp do hoạt động nào mang lại

- Tốc độ tăng của lợi nhuận thuần so với tốc độ tăng của doanh thu thuần? từ đó biết được thực trạng quản lý chi phí giá thành của doanh nghiệp có hiệu quả hay không…

Những phân tích trên đây mới dừng lại ở mức độ đánh giá khái quát. Để đánh giá được chính xác và chi tiết hơn về thực trạng tài chính của doanh nghiệp, cần phải đi sâu phân tích từng khía cạnh cụ thể. Một trong những nội dung quan trọng đầu tiên cần xem xét đó là phân tích về việc bảo đảm nguồn vốn cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả (Trang 29)