Phân tích khả năng sinh lờ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả (Trang 45 - 47)

Khả năng sinh lời là một trong những tiêu thức để đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định và là căn cứ quan trọng để các nhà quản lý đưa ra các quyết định phù hợp với thực trạng sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những nội dung phân tích được các các đối tượng có lợi ích liên quan đến doanh nghiệp đặc biệt quan tâm, vì nó liên quan đến lợi ich của họ trong hiện tại và tương lai.

Các chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời được xác định trên cơ sở tính toán tỉ lệ giữa lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được với giá trị của các yếu tố đầu vào (phản ánh tổng giá trị nguồn lực được sử dụng trong kỳ) hoặc tỷ lệ giữa lợi nhuận với các yếu tố đầu ra (phản ánh kết quả trực tiếp của việc sử dụng vốn).

Sau đây là một số chỉ tiêu được các nhà phân tích sử dụng phổ biến trong phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp:

Tỷ suất sinh lời của doanh thu

Tỷ suất sinh lời của doanh thu hay còn gọi là suất sinh lời của doanh thu là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi của doanh thu. Chỉ tiêu này cho biết trong một trăm đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Tỷ suất sinh lời của

doanh thu =

Lợi nhuận trong công thức trên có thể là lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần trong kinh doanh, lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế. Cũng như vậy, doanh thu được xác định trong công thức trên có thể là doanh thu thuần hoặc tổng doanh thu.

So với kỳ trước, nếu chỉ tiêu này tăng cao chứng tỏ khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.

Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản (ROA: Return on Asset)

Để đánh giá khả năng sinh lãi của doanh nghiệp một cách khái quát hơn, người phân tích thường sử dụng chỉ tiêu Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản, được xác định bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản. Công thức xác định như sau:

Tỷ suất sinh lời của

Lợi nhuận được xác định trong công thức trên có thể là lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế, tùy vào mục đích phân tích.

Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản đo lường khả năng sinh lợi so với tài sản, hay nói cách khác chỉ tiêu này là thước đo cho biết hiệu quả sử dụng của tài sản: với mỗi đồng giá trị tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong điều kiện bình thường, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng tốt.

Ngoài ra, để có thể đánh giá chính xác sức sinh lợi của tổng tài sản, các nhà phân tích thường xem xét chỉ tiêu này trong mối quan hệ với các tỉ lệ và chỉ tiêu tài chính khác, được phản ánh thông qua phương trình Dupont như sau:

Từ công thức trên có thể thấy, tỷ suất sinh lời của tài sản được triển khai thành tích số giữa tỷ suất sinh lời của doanh thu và vòng quay tổng tài sản

Tỷ suất sinh lời của tổng

tài sản =

Tỷ suất sinh lời của doanh

thu

Vòng quay tổng

tài sản (1.23)

Thông qua công thức này, doanh nghiệp sẽ biết được các nhân tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản để từ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của tài sản.

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE: Return on Equity)

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu bỏ ra. Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho vốn chủ sở hữu:

Tỷ suất sinh lời của

vốn chủ sở hữu =

Chỉ tiêu này là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra và tích lũy tạo ra được bao nhiêu đồng lời. Đây cũng là chỉ tiêu đáng tin cậy nhất về khả năng sinh lời của công ty trong tương lai. Thông thường, chỉ tiêu này càng cao thì càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là doanh nghiệp đã cân đối hài hòa giữa vốn chủ sở hữu với vốn đi

vay để khai thác lợi thế cạnh tranh trong quá trình huy động vốn và mở rộng quy mô. Các nhà đầu tư thường căn cứ vào chỉ tiêu này để đánh giá các doanh nghiệp trong cùng ngành từ đó ra các quyết định lựa chọn đầu tư của mình.

Để thấy rõ được bản chất của chỉ tiêu này, cũng như xem xét các nhân tố có tác động đến chỉ tiêu, các nhà phân tích thường phân tích chi tiết chỉ tiêu này theo phương pháp Dupont như sau:

Lợi nhuận sau thuế =

Lợi nhuận sau thuế x

Doanh thu thuần x

Tổng tài sản

(1.25) Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

Từ phương trình trên có thể thấy, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố là:

- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm - Tỷ suất vòng quay tổng tài sản

- Tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w