- Chi phí tài chính khác 214 3,466 3,680 657 932 1,589 442 2,533 2,
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CẨM PHẢ
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại công ty Xi măng Cẩm Phả
công ty Xi măng Cẩm Phả
Những nguyên nhân đến từ môi trường kinh tế vĩ mô:
Xây dựng là ngành đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam do Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện hạ tầng kinh tế và kiến trúc xã hội. Triển vọng tăng trưởng của ngành xây dựng là nhân tố hỗ trợ đắc lực cho ngành xi măng phát triển. Theo ước tính, cứ đầu tư 1 tỷ USD cho ngành xây dựng thì sẽ tiêu thụ khoảng 1,5 triệu tấn xi măng.
Tuy nhiên, kể từ năm 2009, dưới tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường bất động sản đóng băng, chính sách thắt chặt tiền tệ và các dự án đầu tư công bị cắt giảm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của ngành công nghiệp xi măng. Sức tiêu thụ giảm, tồn kho tăng, nhà máy chạy dưới công suất hiện vẫn đang là vấn đề của đa phần các nhà máy xi măng tại thời điểm hiện tại. Nhiều doanh nghiệp đã bị lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh những năm vừa qua. Tình hình kinh doanh không khả quan dẫn đến mất cân đối về nguồn vốn để trả nợ vốn vay. Các dự án xi măng thường được đầu tư bằng ngoại tệ. Sau thời gian khủng hoảng tài chính, lãi suất ngân hàng tăng, cộng với trượt giá, công tác thu hồi vốn và trả nợ là gánh nặng lớn đối với doanh nghiệp. Khó khăn về tài chính kéo dài, không tự cân đối đủ dòng tiền trả nợ vay và duy trì sản xuất đặt các doanh nghiệp xi măng vào trong tình trạng phá sản.
Trong khi một số doanh nghiệp xi măng trong ngành được các tập đoàn quốc tế để mắt và thương thảo mua lại, thì số còn lại đang tìm mọi giải pháp để tháo gỡ và vượt qua được những khó khăn khắc nghiệt này. Nhiều giải pháp đã được đưa ra, tuy nhiên để giúp doanh nghiệp vượt qua được những khó khăn hiện nay và thực sự phát triển một cách bền vững thì giải pháp quan trọng nhất lúc này là các doanh
nghiệp cần phải có những động thái cải tổ mạnh mẽ trên mọi phương diện như tinh chỉnh lại bộ máy sản xuất, chấn chỉnh lại hệ thống kinh doanh và đặc biệt là nâng cao năng lực quản trị tài chính. Điều này đặc biệt có ý nghĩa về lâu dài, khi cạnh tranh trong ngành xi măng tăng mạnh do không chỉ phải cạnh tranh ở trong nước mà còn cả trong khu vực nếu muốn đẩy mạnh xuất khẩu.
Nâng cao năng lực quản trị tài chính giúp doanh nghiệp quản lý tốt được tình hình tài chính của mình, sử dụng và phối hợp các nguồn lực của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất nhằm đem lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp. Tình hình tài chính lành mạnh sẽ là một trong những điều kiện tiên quyết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách nhịp nhàng, đồng bộ và đạt hiệu quả cao. Với các doanh nghiệp xi măng, đây còn là giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp giải quyết tốt bài toán cân đối dòng tiền trong sản xuất và tiêu thụ, từ đó giúp các doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng phá sản đang đến rất gần do mất cân đối nguồn vốn trả nợ vay.
Doanh nghiệp quản trị tài chính tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác phân tích tài chính nói chung và phân tích báo cáo tài chính nói riêng. Đây là cơ sở và cũng là công cụ đắc lực của quản lý giúp nhà quản trị thấy rõ được toàn cảnh bức tranh thực trạng tài chính của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Với ý nghĩa như vậy, nâng cao năng lực quản trị tài chính sẽ gắn liền với việc hoàn thiện công tác phân tích tài chính, đây là yêu cầu cấp thiết và cũng là giải pháp cho các doanh nghiệp xi măng trong bối cảnh hiện nay.
Những nguyên nhân đến từ yếu tố vi mô và nội tại Công ty Xi măng Cẩm Phả
Đối với Công cổ phần Xi măng Cẩm Phả, những khó khăn thách thức mà công ty đang gặp phải là áp lực buộc công ty phải tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có thể tồn tại và tiếp tục phát triển trong giai đoạn hiện nay. Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả (CPC) có tổng mức đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng, công suất 2,3 triệu tấn/năm, là một trong những nhà máy có công nghệ tiên tiến nhất hiện nay song sau 4 năm hoạt động, tính đến hết năm 2012, CPC lỗ lũy kế 1.580,9 tỷ đồng.
công suất cao (95-100%) trong giai đoạn khó khăn hiện nay, song với khoản vốn vay đầu tư lên tới 3 tỷ yên, hệ số đòn bẩy tài chính lên đến 10 lần, CPC rất khó để thoát cảnh thua lỗ. Gánh nặng chi phí tài chính quá lớn, công ty không tự cân đối được nguồn vốn trả nợ vay đặt công ty vào trong tình trạng sắp phá sản. Để có thể thoát khỏi được tình trạng này, đòi hỏi công ty phải thực hiện đổi mới và tái cơ cấu toàn diện về quản trị, quản lý, vận hành nhà máy, tiêu thụ sản phẩm, cố gắng mày mò các biện pháp nhằm cải thiện dần dần, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, công ty cũng cần phải nâng cao năng lực quản trị tài chính. Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng để cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho các nhà quản lý, giúp công ty tăng cường hiệu quả quản trị tài chính.
Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính không chỉ đem lại lợi ích thiết thực, to lớn cho bản thân công ty trong việc hiểu rõ tình hình tài chính, lập kế hoạch phát triển trong tương lai, đo lường lợi ích, nhận thức rủi ro…mà còn đem lại lợi ích cho các đối tượng khác liên quan như các cơ quan nhà nước (cụ thể là Bộ tài chính trong quá trình giám sát và bảo lãnh vốn vay tại công ty), các tổ chức tín dụng (trong việc mạnh dạn hơn với các chính sách tín dụng, cho công ty vay, góp phần giải quyết tháo gỡ bài toán về vốn kinh doanh cho công ty), các nhà đầu tư, đối tác (mạnh dạn hơn trong việc thương thảo mua lại công ty, thực hiện tái cấu trúc tài chính cho doanh nghiệp, vốn dĩ được xác định là con đường duy nhất giúp công ty giải quyết được khối thua lỗ và nợ nần )…
Tuy nhiên, khi đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại công ty, cho thấy thông tin do phân tích báo cáo tài chính cung cấp chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu của quản lý và các đối tượng quan tâm khác. Do vậy hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính là yêu cầu thiết yếu để Xi măng Cẩm Phả từng bước tháo gỡ những khó khăn, thách thức nhờ đó có thể tiếp tục tồn tại và phát triển bền vững trong bối cảnh hiện nay.