Về phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả (Trang 58 - 61)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CẨM PHẢ

2.2.2.Về phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích được công ty xi măng Cẩm Phả sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính bao gồm: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tỷ lệ và phương pháp phân tích chi tiết để tính toán các chỉ tiêu tài chính, phân tích và so sánh các chỉ tiêu này. Trong đó, phương pháp so sánh được công ty sử dụng thường xuyên nhất, bao gồm so sánh cả về số tuyệt đối và số tương đối giữa số liệu của năm báo cáo với số liệu năm trước liền kề từ đó thấy được sự biến động của các chỉ tiêu. Cụ thể:

Phương pháp so sánh được công ty sử dụng nhiều để phản ánh mức độ biến động của tài sản, nguồn vốn. Đồng thời dùng để phân tích, so sánh tốc độ tăng trưởng và biến động của các chỉ tiêu như doanh thu, chi phí…

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc phân tích chỉ đơn thuần là đặt số liệu ở hai năm liền kề cạnh nhau mà chưa tính đến sự biến động về mức hay theo tỷ lệ phần trăm hoặc không tiến hành so sánh dọc nên không thấy được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.

Về nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính

tác phân tích báo cáo tài chính tương đối đầy đủ, tuy nhiên trên thực tế, tài liệu được công ty dùng để phân tích hiện tại chủ yếu chỉ bao gồm 2 báo cáo là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính mặc dù được công ty thực hiện đầy đủ nhưng lại không được sử dụng trong phân tích. Điều này là một hạn chế rất lớn khiến công ty vô tình bỏ qua những thông tin tài chính khá trọng yếu.

Việc phân tích báo cáo tài chính mặc dù được công ty thực hiện tương đối thường xuyên (thể hiện trong Thuyết minh báo cáo tài chính và báo cáo đánh giá kết quả kinh doanh định kỳ) nhưng còn nhiều hạn chế nhất định. Nội dung phân tích báo cáo tài chính khá đơn giản. Cụ thể, hiện nay công ty xi măng cẩm phả chỉ thực hiện các nội dung phân tích chủ yếu sau:

- Phân tích cơ cấu tỉ trọng tài sản, nguồn vốn - Phân tích kết quả kinh doanh

- Phân tích khả năng thanh toán - Phân tích khả năng sinh lời - Phân tích cấu trúc vốn

Cụ thể, nội dung phân tích được thể hiện như sau:

Đối với phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn:

Phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty được thể hiện kết hợp trên “Báo cáo tổng hợp tình hình tài sản – nguồn vốn” của công ty. Báo cáo này được công ty lập mỗi năm một lần, thường vào cuối mỗi năm để phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty so với năm trước. Các chỉ tiêu được công ty sử dụng để phản ánh các loại tài sản, nguồn vốn thuộc bảng cân đối kế toán như: tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, nguồn vốn vay nợ và nguồn vốn chủ sở hữu. Trong đó, các tài sản và nguồn vốn được Công ty phân tích cả về mức độ biến động so với năm trước trên tổng số cũng như theo từng loại. Các chỉ tiêu về tài sản và nguồn vốn được công ty phân tích chi tiết tới từng khoản mục. Ví dụ: tài sản được phân tích chi tiết bao gồm các khoản phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, hàng tồn kho, tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn. Tài sản cố định được phản ánh theo cả 3 loại giá: nguyên giá, hao mòn lũy kế, giá trị còn lại và được chi tiết theo từng loại nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị văn phòng…Các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn

cũng được chi tiết theo từng đối tượng đầu tư như đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết. Chi phí trả trước dài hạn được chi tiết gồm chi phí sửa chữa lớn, chi phí công cụ dụng cụ…

Nguồn vốn cũng được phân tích theo hai nguồn cơ bản là: nguồn vay nợ và nguồn vốn chủ sở hữu. Trong đó nguồn vay nợ được phân tích chi tiết theo từng đối tượng vay (vay ngân hàng, vay tổng công ty…), các khoản phải trả, phải nộp cũng được phân tích theo từng đơn vị cụ thể. Nguồn vốn chủ sở hữu được chi tiết theo từng nội dung để thấy được sự thay đổi.

Tất cả các chỉ tiêu trên đều được phản ánh theo cả số liệu đầu năm và cuối năm. Tuy nhiên, các chỉ tiêu dùng để phân tích mang tính chất đơn lẻ, chưa thực sự có ý nghĩa phân tích tài chính, bên cạnh đó nội dung phân tích cũng mới chỉ dừng lại ở việc xem xét quy mô tăng giảm của tài sản, nguồn vốn cũng như cơ cấu thay đổi của tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu chứ chưa xem xét cụ thể hơn mức độ thay đổi của những chỉ tiêu này có quan hệ với nhau như thế nào và giải thích mối quan hệ này có phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty hay không..

Đối với Tài sản cố định hữu hình là loại tài sản đặc thù của các doanh nghiệp sản xuất xi măng, trong đó phải kể đến các loại máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải đặc trưng của ngành có giá trị rất lớn thì khi phân tích công ty cũng mới chỉ đơn giản đưa ra sự thay đổi về quy mô và tốc độ của giá trị tài sản cố định theo nguyên giá cũng như giá trị còn lại chứ chưa chỉ rõ được nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này và việc thay đổi khối lượng tài sản cố định có nằm trong kế hoạch của công ty hay không cũng như định hướng cho thời gian tới là gì, với tình trạng máy móc đó có phù hợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp và đáp ứng được nhu cầu sản xuất hay không…

Chỉ tiêu 2012 2011 Chênh lệch năm 2012 so với 2011

Số tiền % Số tiền % CL tuyệt đối %

TÀI SẢN

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 594,838,407,150 10.09% 640,638,732,050 10.30% (45,800,324,900) -7.70%I. Tiền và các khoản tương đương tiền 11,198,021,578 0.19% 13,968,874,050 0.22% (2,770,852,472) -24.74% I. Tiền và các khoản tương đương tiền 11,198,021,578 0.19% 13,968,874,050 0.22% (2,770,852,472) -24.74%

1.Tiền 11,198,021,578 0.19% 13,968,874,050 0.22% (2,770,852,472) -24.74%

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 187,498,254,806 3.18% 174,658,046,147 2.81% 12,840,208,659 6.85% III. Các khoản phải thu ngắn hạn 187,498,254,806 3.18% 174,658,046,147 2.81% 12,840,208,659 6.85%

1. Phải thu khách hàng 195,409,564,798 3.32% 185,875,381,307 2.99% 9,534,183,491 4.88%2. Trả trước cho người bán 412,575,522 0.01% 889,177,672 0.01% (476,602,150) -115.52% 2. Trả trước cho người bán 412,575,522 0.01% 889,177,672 0.01% (476,602,150) -115.52% 5. Các khoản phải thu khác 14,802,348,764 0.25% 9,883,859,534 0.16% 4,918,489,230 33.23% 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (23,126,234,278) -0.39% (21,990,372,366) -0.35% (1,135,861,912) 4.91%

IV. Hàng tồn kho 349,305,241,951 5.93% 404,497,576,801 6.50% (55,192,334,850) -15.80%

1. Hàng tồn kho 360,645,699,454 6.12% 415,838,034,304 6.68% (55,192,334,850) -15.30%2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (11,340,457,503) -0.19% (11,340,457,503) -0.18% - 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (11,340,457,503) -0.19% (11,340,457,503) -0.18% -

V. Tài sản ngắn hạn khác 46,836,888,815 0.79% 47,514,235,052 0.76% (677,346,237) -1.45%

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 25,931,822,211 0.44% 24,582,048,386 0.40% 1,349,773,825 5.21%2. Thuế GTGT được khấu trừ 18,734,137,040 0.32% 20,660,651,281 0.33% (1,926,514,241) -10.28% 2. Thuế GTGT được khấu trừ 18,734,137,040 0.32% 20,660,651,281 0.33% (1,926,514,241) -10.28% 4. Tài sản ngắn hạn khác 2,170,929,564 0.04% 2,271,535,385 0.04% (100,605,821) -4.63%

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 5,299,485,448,999 89.91% 5,580,414,477,298 89.70% (280,929,028,299) -5.30%I. Các khoản phải thu dài hạn 24,428,928,392 0.41% 24,428,928,392 0.39% - 0 I. Các khoản phải thu dài hạn 24,428,928,392 0.41% 24,428,928,392 0.39% - 0

1. Phải thu dài hạn của khách hàng - - - - - - 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc - - - - - -

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả (Trang 58 - 61)