Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, một yêu cầu bắt buộc là doanh nghiệp phải có tài sản, bao gồm cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Hình thành nên hai loại tài sản này là các nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Phân tích bảo đảm nguồn vốn cho doanh nghiệp chính là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp, hay nói cách khác đó là việc xem xét tính ổn định của nguồn tài trợ dựa trên cơ sở phân chia nguồn hình thành nên tài sản đó.
Như đã nói ở trên, nguồn vốn tài trợ của doanh nghiệp được chia làm hai loại, tương ứng với thời gian luân chuyển tài sản là nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn.
Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong khoảng thời gian dưới một năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm: các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, các khoản tín dụng nhà cung cấp, các khoản nợ phải trả có
tính chất chu kỳ và các nguồn tài trợ ngắn hạn khác. Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm: vốn chủ sở hữu và các khoản vay trung và dài hạn.
Nguồn vốn dài hạn trước hết sẽ được đầu tư để hình thành nên tài sản cố định, phần còn lại của nguồn vốn dài hạn sẽ được doanh nghiệp sử dụng cùng với nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư hình thành nên tài sản ngắn hạn. Như vậy về nguyên tắc, để đảm bảo độ an toàn và ổn định trong việc tài trợ thì tài sản dài hạn chỉ được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn chỉ tài trợ cho tài sản ngắn hạn.
Với nguyên tắc này, khi phân tích mức độ bảo đảm vốn, nguồn tài trợ cần xác định phần nguồn vốn dài hạn, thường xuyên lưu lại doanh nghiệp được sử dụng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, phần vốn này còn được gọi là vốn lưu động thường xuyên và được xác định theo công thức sau:
Vốn lưu động
Có thể khái quát nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.6: Tài sản và nguồn tài trợ cho tài sản
Từ sơ đồ trên có thể thấy, thực chất của phân tích tình hình tài trợ chính chính là xem xét phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn hay tài sản ngắn hạn với nguồn vốn ngắn hạn, chênh lệch này được gọi là vốn lưu động thường xuyên. Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn sẽ phụ thuộc vào mức độ của vốn lưu động thường xuyên.
Nếu vốn lưu động thường xuyên > 0, nghĩa là doanh nghiệp có nguồn vốn dài hạn lớn hơn tài sản dài hạn. Đây là dấu hiệu an toàn đối với doanh nghiệp, vì lúc này nguồn vốn dài hạn sau khi đầu tư vào tài sản dài hạn còn dư thừa sẽ được đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Lúc này tài sản ngắn hạn lớn hơn nguồn vốn ngắn giúp doanh nghiệp tăng khả năng thanh toán và giảm thiểu rủi ro.
Nếu vốn lưu động thường xuyên = 0, điều đó có nghĩa là nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp vừa đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn, cân bằng tài chính trong trường hợp này tuy vẫn đạt được song tính ổn định chưa cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Nếu vốn lưu động thường xuyên < 0, đây là trường hợp nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn, điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã sử dụng một phần vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Đây là chính sách tài trợ gây nguy hiểm cho doanh nghiệp, tình trạng mất cân bằng
Tổng nguồn vốn Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn VCSH NV dài hạn NV dài hạn NV ngắn hạn NV ngắn hạn Tổng tài sản
về tài chính đang diễn ra. Trong trường hợp này, để tồn tại, ngoài việc liên tục đảo nợ thì giải pháp được đưa ra là doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô đầu tư tài sản dài hạn hoặc tăng cường huy động vốn dài hạn hoặc đồng thời thực hiện cả hai giải pháp đó.
Ngoài việc xem xét vốn lưu động thường xuyên, để phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, người ta còn sử dụng chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên để phân tích.
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản ngắn hạn, bao gồm hàng tồn kho và các khoản phải thu.
Nhu cầu vốn lưu
động thường xuyên =
Tồn kho và các
khoản phải thu - Nợ ngắn hạn (1.11) Thực tế có thể xảy ra các trường hợp như sau:
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên > 0, điều đó có nghĩa là tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn (>) nợ ngắn hạn. Trong trường hợp này, các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài, do vậy doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ phần chênh lệch. Giải pháp được đưa ra trong trường hợp này là doanh nghiệp nên nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho và giảm các khoản phải thu của khách hàng.
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên < 0, nghĩa là nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài của doanh nghiệp đã thừa để tài trợ cho các sử dụng ngắn hạn, doanh nghiệp không cần nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh nữa.
Như vậy, vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là hai chỉ tiêu có vai trò quan trọng trong việc xem xét tính ổn định và bền vững của các cân bằng tài chính trong các chính sách tài trợ của doanh nghiệp. Ngoài ra, để phân tích mức độ bảo đảm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà phân tích còn xem xét việc doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn huy động được trong kỳ như thế nào, vào việc gì, từ đó đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này, trước hết phải liệt kê được sự thay đổi các khoản mục trên bảng cân đối giữa kỳ này với kỳ kế trước, trên cơ sở đó lập bảng
phân tích tình hình sử dụng nguồn tài trợ trong năm.
Bảng này bao gồm 2 phần: Phần “Nguồn vốn” và phần “Sử dụng nguồn vốn” và được lập theo tiêu thức sau:
- Phần sử dụng vốn: tăng tài sản và giảm nguồn vốn - Phần nguồn vốn: tăng nguồn vốn và giảm tài sản
Nguồn vốn Số tiền Tỷ trọng
- Các chỉ tiêu nguồn vốn tăng - Các chỉ tiêu tài sản giảm
Tổng 100
Sử dụng vốn
- Các chỉ tiêu tài sản tăng - Các chỉ tiêu nguồn vốn giảm
Tổng 100
Từ bảng trên ta thấy được, trong năm doanh nghiệp sử dụng vốn vào việc gì, làm thế nào mà thực hiện được các sử dụng đó, từ đó đánh giá được thực trạng tài chính của doanh nghiệp hiện nay có lành mạnh hay không.