Thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xi Măng Cẩm Phả

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả (Trang 55 - 58)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CẨM PHẢ

2.2. Thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xi Măng Cẩm Phả

Xi Măng Cẩm Phả

2.2.1. Về cơ sở dữ liệu và tổ chức phân tích báo cáo tài chính

Về cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích báo cáo tài chính

Trước khi xem xét về thực trạng phân tích báo cáo tài chính của Công ty Xi măng Cẩm Phả, chúng ta cần tìm hiểu về vấn đề lập và kiểm tra báo cáo tài chính của Công ty.

Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả là doanh nghiệp lớn và là doanh nghiệp có vốn sở hữu của Nhà nước (do tổng công ty Vinaconex đại diện), do vậy, theo quy định hiện hành, công ty phải lập 4 loại báo cáo là: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả

Sổ kế toán tổng hợp Sổ kế toán chi tiết

Báo cáo tài chính Báo cáo kế toán quản

trị Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại FAST FINAN CIAL MÁY TÍNH

kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính. Trên thực tế, công ty đã chấp hành tốt quy định trên, thực hiện đầy đủ cả 4 loại báo cáo tài chính. Các báo cáo này được lập bởi phòng Tài chính kế toán của công ty, do kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm lập theo sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng.

Công tác lập báo cáo tài chính của công ty không chỉ nhằm đáp ứng quy định về quản lý của cơ quan thuế, về yêu cầu của ngân hàng khi công ty có nhu cầu vay vốn mà còn đáp ứng nhu cầu quản lý của công ty mẹ là tổng công ty vinaconex. Định kỳ hàng quý và cả năm, công ty phải lập báo cáo tài chính theo mẫu quy định và gửi về Ban tài chính kế toán của Tổng công ty Vinaconex để Ban tổng hợp và lập báo cáo tài chính hợp nhất cho toàn tổng công ty.

Các báo cáo tài chính của công ty sau khi lập sẽ được kiểm toán bởi công ty kiểm toán Deloitte Viet Nam. Nội dung kiểm toán bao gồm kiểm tra các bằng chứng xác minh cho số liệu và các ghi chú trên báo cáo tài chính trên cơ sở chọn mẫu, đồng thời tiến hành đánh giá về sự phù hợp của các chính sách kế toán được công ty áp dụng cũng như đánh giá về việc trình bày các thông tin trên báo cáo tài chính. Kết quả kiểm toán cho thấy các báo cáo tài chính của công ty đều được công nhận về cơ bản đã phản ánh một cách trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ, phù hợp với chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Bên cạnh việc kiểm toán, các báo cáo tài chính của công ty còn được tiến hành kiểm tra nội bộ bởi Ban kiểm soát của công ty. Đối với công ty Xi măng Cẩm phả, đây là công việc bắt buộc và phải được thực hiện thường xuyên, không chỉ phục vụ nhu cầu quản trị tài chính, tăng cường kiểm soát nội bộ mà còn xuất phát từ nhu cầu quản lý phần vốn của Nhà nước tại công ty. Ban kiểm soát của công ty hiện nay gồm 5 thành viên, trong đó công ty chỉ có 1 thành viên duy nhất là kế toán tổng hợp, 4 thành viên còn lại là cán bộ của Ban kiểm soát và Ban tài chính kế toán của Tổng công ty Vinaconex. Điều này đã đảm bảo tính khách quan của các thành viên Ban kiểm soát trong quá trình kiểm tra các báo cáo tài chính.

Theo quy định, định kỳ hàng quý và hàng năm, Ban kiểm soát của công ty có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra báo cáo tài chính và lập báo cáo kiểm tra trình lên hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông. Tuy nhiên, quy trình kiểm tra cũng như công

tác kiểm tra vẫn chưa được quy định cụ thể trong các văn bản của công ty. Nội dung kiểm tra báo cáo tài chính bước đầu chủ yếu tập trung vào các khoản mục mang tính trọng yếu, có ảnh hưởng tới quá trình đánh giá thông tin ra quyết định của quản trị và quản lý tài chính, cụ thể như: kiểm tra các chỉ tiêu báo cáo tài chính liên quan đến doanh thu bán và cung cấp dịch vụ, các chỉ tiêu về tài sản cố định và khấu hao tài sản cố đinh, chỉ tiêu về chênh lệch tỷ giá, về trích lập các quỹ hay các chỉ tiêu về chi phí…

Ngoài ra, trước khi được kiểm tra bởi Ban kiểm soát, các báo cáo tài chính của công ty còn được “tự kiểm tra” bởi phòng Tài chính kế toán của công ty, là nơi chịu trách nhiệm lập và trình bày các báo cáo tài chính. Như vậy, mặc dù còn nhiều hạn chế, song nhìn chung công tác kiểm tra báo cáo tài chính của công ty cũng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu xác thực nguồn dữ liệu phục vụ cho công tác phân tích báo cáo tài chính của công ty.

Tóm lại, từ những cơ sở trên có thể thấy, số liệu của các báo cáo tài chính của công ty xi măng Cẩm Phả về cơ bản đã đủ độ tin cậy, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng thông tin phục vụ cho công tác phân tích báo cáo tài chính nói riêng và phân tích tình hình tài chính nói chung. Tuy nhiên, hiện tại, công ty mới chỉ sử dụng các nguồn thông tin bên trong hệ thống kế toán, còn các nguồn thông tin bên ngoài hệ thống kế toán như thông tin về tình hình kinh tế, về môi trường kinh doanh, về ngành nghề kinh doanh …chưa được công ty khai thác sử dụng cho công tác phân tích tài chính công ty.

Về tổ chức phân tích báo cáo tài chính

Mặc dù công ty Xi măng Cẩm Phả đã có một cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác phân tích tài chính của công ty tương đối tốt, tuy nhiên, trên thực tế, công tác phân tích báo cáo tài chính nói riêng và công tác phân tích tình hình tài chính của công ty nói chung lại chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức.

Việc phân tích báo cáo tài chính không được thực hiện như một phần việc độc lập của kế toán hay quản trị tài chính mà chỉ là một số tính toán đơn giản được lồng ghép trong phần Thuyết minh báo cáo tài chính của công ty. Báo cáo này được công ty thực hiện theo mẫu quy định của Ban tài chính kế toán của công ty mẹ- là tổng công ty Vinaconex. Hoặc được phân tích một cách đơn giản trong các báo cáo

tổng kết về tình hình sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty.

Hiện tại, công ty cũng chưa ban hành một quy trình chính thức nào cho việc phân tích báo cáo tài chính, cũng như chưa quan tâm đến việc lựa chọn loại hình phân tích hay ban hành các biểu mẫu và các hướng dẫn tính toán cần thiết cho công tác phân tích, ngoại trừ việc phân tích một số chỉ tiêu cần thiết theo quy định báo cáo tài chính của Bộ tài chính và theo mẫu của tổng công ty vinaconex. Tuy nhiên các quy định này là khá sơ sài, khó đáp ứng được nhu cầu thông tin của quản trị tài chính doanh nghiệp.

Trong bộ máy quản lý của công ty, hiện tại cũng không có bộ phận hay nhân lực chuyên môn hóa cho việc phân tích báo cáo tài chính. Nhiệm vụ “kiểm tra, kiểm soát” được giao cho kế toán trưởng, còn việc phân tích báo cáo tài chính và trình bày thông tin phân tích được thực hiện đồng thời bởi người lập báo cáo tài chính (kế toán tổng hợp). Việc phân nhiệm này được quy định cụ thể bằng văn bản trong các quyết định bổ nhiệm hay bản mô tả công việc của kế toán trưởng và kế toán tổng hợp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w