Nâng cao nhận thức cho mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường đặc biệt là học sinh về tầm quan trọng của tự học.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh Trường Trung học phổ thông Hòa An, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 71)

3 Vận dụng phương pháp dạy học tích cực 6,58 48,78 14,64 Qua tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy: chỉ có 6,58% CBQL và G

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường đặc biệt là học sinh về tầm quan trọng của tự học.

trường đặc biệt là học sinh về tầm quan trọng của tự học.

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Làm cho học sinh trường THPT Hòa An có được nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của việc tự học từ đó họ có được những biện pháp, hành động thiết thực, hiệu quả trong học tập, khao khát muốn được học tập, mở rộng tri thức, nâng cao ý thức tự giác, chủ động, tích cực của học sinh trong học tập.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức tiến hành

Trong mọi hoạt động GD, kể cả hoạt động tự học của HS, trước hết phải chú ý đến vai trò của tư tưởng, của nhận thức để làm cho cấp ủy và chính quyền đại phương, cha mẹ học sinh, toàn thể CB, GV, đặc biệt là HS nhận thức đầy đủ và đúng đắn về tầm quan trọng của tự học.

Xuất phát từ thực tế và khả năng, điều kiện của trường THPT Hòa An, để nâng cao nhận thức và bồi dưỡng động cơ học tập – tự học cho HS cần phải thực hiện các hoạt động sau:

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp ủy, chính quyền địa phương, các đoàn thể, cha mẹ HS về việc cần thiết phải học tập và tự học của HS Trường THPT Hòa An, vì HS nhà Trường chủ yếu là con em đang sống, học tập và sinh hoạt tại địa phương. Qua đó các đơn vị, tổ chức, cha mẹ HS hiểu được tầm quan trọng của học tập và cần phải tự học mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, từ đó tạo điều kiện để cho HS có thêm thời gian tự học.

GV là người trực tiếp tổ chức và điều hành chủ yếu các hoạt động dạy và học trên lớp, hơn ai hết GV phải hiểu rõ HS học được gì, học đến đâu, HS cần phải học thêm những gì và bổ xung kiến thức nào. Vì vậy cần quán triệt tới toàn thể GV về tầm quan trọng của tự học, HĐTH của HS không chỉ vì mục tiêu trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài là điều kiện cơ bản để thực hiện nhiệm vụ giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

- Hiệu trưởng cần chỉ đạo các phòng, ban, các trưởng, phó tổ chuyên môn phối hợp với các GV trong trường đánh giá về thực trạng và xây dựng các nội dung giáo dục động cơ tự học cho HS.

Xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả việc giáo dục, bồi dưỡng động cơ tự học cho HS. Phổ biến các nội dung và các tiêu chí đánh giá đó tới toàn thể CBQL, GV trong trường và phân công, phân nhiệm rõ ràng quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng cá nhân trong công tác giáo dục, bồi dưỡng động cơ tự học cho HS.

Thông qua giờ lên lớp, các hoạt động nội – ngoại khoá, GV cần tuyên truyền giáo dục ý thức tự giác học tập cho HS. Nhà trường phải coi đó là một hoạt động nằm trong nội dung chương trình kế hoạch.

+ Đối với GV chủ nhiệm: thực hiện việc giáo dục động cơ tự học cho HS thông qua các buổi kiểm tra lớp, sinh hoạt lớp.

+ Đối với GV bộ môn: thực hiện việc giáo dục động cơ tự học cho HS thông qua hoạt động giảng dạy, qua các bài giảng trên lớp.

- Tổ chức giáo dục động cơ tự học cho HS thông qua các nội dung: + Phát huy tốt việc tổ chức học tập quy định và nền nếp nhà trường, nội quy của lớp học ngay từ đầu năm học. Thường xuyên tổ chức cho HS tham quan phòng truyền thống ở Trường để khơi dậy trong HS lòng tự hào về truyền thống học tập của nhà Trường.

+ Giáo dục thông qua việc nêu gương: Giáo dục cho các em bằng các tấm gương học giỏi, tấm gương tự học điển hình trên thế giới và trong nước: nhà bác học Ê-đi-xơn - tác giả của hàng ngàn phát minh khoa học có ích cho

nhân loại, đại văn hào Nga Mácxim Gorki, Chủ tịch Hồ Chí Minh, … Lựa chọn những tấm gương có tính giáo dục cao, những tấm gương thật sự gần gũi được nhiều người tin yêu mến phục. Tiêu biểu trong nhà trường những tấm gương vượt khó tự học, học giỏi: Thầy cô, bạn bè và trong đời sống, những tấm gương lớn về tự học.

- Phát động các phong trào thi đua học tập trong nhà trường. Tổ chức các buổi lễ biểu dương thành tích học tập, tạo điều kiện cho HS được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm học tập, kĩ năng và phương pháp học tập.

- Thông qua hoạt động sinh hoạt tập thể: chào cờ hàng tuần, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn: Qua đó, phổ biến các kế hoạch, hướng dẫn của nhà trường, tạo điều kiện cho HS trao đổi, kiểm điểm hoạt động cá nhân, hoạt động lớp, đóng góp ý kiến đưa ra phương hướng phấn đấu. Từ đó, HS có động lực học tập – tự học tốt hơn..

- Thông qua các bài giảng trên lớp, GV bộ môn tuyên truyền giáo dục và củng cố cho HS tinh thần tự học, tự nghiên cứu, khơi dậy cho HS niềm say mê, thói quen tìm tòi sáng tạo. Từ đó củng cố động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho HS.

Xây dựng bầu không khí học tập tích cực trong HS, ví dụ, xây dựng nhóm học tập trong lớp: được thành lập từ một nhóm có từ 04 đến 05 HS trong đó có HS tích cực, có thức thức trách nhiệm, có khả năng học tập và tổ chức phong trào học tập tốt. Những HS này là nòng cốt, trung tâm trong phong trào học tập của nhóm biết tổ chức cho các bạn trong nhóm phát huy khả năng học tập, tạo không khí thi đua sôi nổi trong quá trình học tập. Như vậy những HS khá, giỏi có thể kèm cặp và giúp đỡ các bạn học yếu hơn, từ đó làm các em dễ gặp gỡ, trao đổi bài, hứng thú, chủ động và có trách nhiệm trong học tập.

- Tổ chức cho học sinh kiểm điểm tự phê bình và phê bình thông qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể. Gắn chặt kết quả học tập, tự học, tự rèn luyện của học sinh với quyền lợi mà học sinh được hưởng.

- Tiến hành kiểm tra và đánh giá thường xuyên việc giáo dục, bồi dưỡng động cơ tự học của CBQL và GV cho HS thông qua việc tổ chức, thực hiện: kế hoạch giảng dạy, giáo án lên lớp, dự giờ lên lớp, hồ sơ của cán bộ QL HS, hồ sơ của GV chủ nhiệm, GV bộ môn, đội cờ đỏ của khu vực ký túc xá kiểm tra, giám sát thời gian tự học, mức độ hoàn thành các nội dung tự học được giao. Đối với HS ở khu vực nội trú chú trọng đánh giá kết quả giáo dục động cơ tự học qua việc chấp hành nền nếp tự học của HS: chấp hành thời gian, duy trì sĩ số, mức độ hoàn thành các nội dung tự học được giao. Đối với học sinh không ở nội trú,thông qua hội cha mẹ học sinh để xây dựng ý thức tự học cho học sinh.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Các nội dung giáo dục động cơ tự học cho học sinh phải cụ thể, xuất phát từ chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, các quy định của ngành, quy chế tổ chức và hoạt động trường THPT, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

- CBQL phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhận thức về việc bồi dưỡng động cơ tự học cho HS là yếu tố quan trọng, quyết định tới chất lượng tự học của HS nhà trường.

- Đội ngũ GV phải thực sự tâm huyết, thương yêu HS, nắm bắt được tâm lý của HS và có kĩ năng quản lý HS trong học tập để có thể hướng dẫn HStự học tốt. Do đó cần lựa chọn kĩ lưỡng trong công tác tuyển dụng GV, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho GV sử dụng GV theo đúng năng lực, sở trường.

- Cơ sở vật chất của nhà trường phải đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng. Đa dạng, phong phú các mẫu vật, tư liệu, tranh ảnh mang tính giáo dục học sinh (phòng truyền thống của nhà trường phải nhiều mẫu vật, tư liệu mang tính giáo dục học sinh). Đồng thời việc kiểm tra đánh giá động cơ ý thức học tập của HS phải tiến hành thường xuyên để có biện pháp điều chỉnh kịp thời trong công tác chỉ đạo.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh Trường Trung học phổ thông Hòa An, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w