Mối liên hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh Trường Trung học phổ thông Hòa An, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 97 - 99)

3 Vận dụng phương pháp dạy học tích cực 6,58 48,78 14,64 Qua tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy: chỉ có 6,58% CBQL và G

3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp

Hoạt động tự học của HS diễn ra chịu sự tác động của yếu tố khách quan và chủ quan. Yếu tố chủ quan với tư cách là thành phần cấu trúc của hoạt động tự học, đóng vai trò cốt lõi. Yếu tố khách quan đóng vai trò quan trọng chi phối HĐTH, là chất xúc tác có tác dụng kích thích mạnh mẽ sư cố gắng và ý chí quyết tâm của người học, tao điều kiện để HS đạt kết quả cao trong tự học.

Các biện pháp quản lý HĐTH mà tác giả nêu ra chính là các yếu tố khách quan có tác dụng thúc đẩy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Mỗi biện pháp đều có ý nghĩa, vai trò quan trọng riêng, nhằm tác động mạnh mẽ vào quá trình tự học. Tuy nhiên, trong quá trình tác động các biện pháp không thể tách rời, độc lập nhau mà chúng có mỗi quan hệ thống nhất với nhau, tác động qua lại với nhau, thúc đẩy cùng nhau phát triển.

Biện pháp nâng cao nhận thức cho HS về tầm quan trọng của tự học là biện pháp quan trọng hàng đầu đóng vai trò nền tảng cho các biện pháp khác, bởi vì bản thân mỗi HS là một chủ thể của hoạt động nhận thức, do đó người HS cần phải tự giác, tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động tự học thì hoạt động tự học mới hiệu quả. Nếu người học không nhận thức đúng đắn về vai trò ý nghĩa của tự học, không xác định rõ động cơ học tập thì mọi biện pháp khác đều vô nghĩa.

Để nâng cao nhận thức, hình thành nhận thức đúng đắn cho HS thì ngoài việc bản thân HS phải tích cực cố gắng thì các yếu tố khách quan khác, đóng vai trò quan trọng. Vai trò quan trọng thứ nhất phải kể đến người GV những người trực tiếp tham gia vào truyền thụ kiến thức và hướng dẫn HS kỹ năng phương pháp tư học; việc bồi dưỡng kỹ năng , phương pháp tự học sẽ giúp HS tự học tốt hơn.

Quản lý hoạt động tự học củahọc sinh

Bồi dưỡngPP, kỹ năng tự học Nâng cao NT về tầm quan trọng của HĐTH

Tăng cường các điều kiện phục vụ HĐTH

Kết hợp thi đua khen thưởng, thúc đẩy HĐTH

Đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy HĐTH

Đổi mới PPDH, giúp HS tự học

Việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng nâng cao vai trò tự học của HS trên lớp của GV sẽ thúc đẩy HS tự học, thông qua các câu hỏi, bài tập tự học mà GV giao trong quá trình lên lớp, tự học ngoài giờ lên lớp sẽ tích cực hóa hoạt động học tập của người học là tiền đề thúc đẩy tính tự giác, tích cực tự học của HS phát triển.

Để GV có thể đổi mới phương pháp dạy học trên lớp, đồng thời tạo điều kiện để HS tự học thì cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học vô cùng quan trọng. Không thể đổi mới phương pháp dạy học cũng như không thể nâng cao chất lượng học tập khi không có sự hỗ trợ tích cực của cơ sở vật chất, các phương tiện, thiết bị dạy học như trường, lớp, sách vở, và các phương tiện khác. Tăng cường các điều kiện cơ ở vật chất, phương tiện thiết bị sẽ giúp học sinh thuận lợi hơn trong việc tiếp cận, tìm hiểu tri thức mới, giúp HS có điều kiện giải quyết nhiệm vụ tự học một cách tốt nhất và thực hiện các phương pháp tự học phù hợp với bản thân.

Đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho HS hình thành động cơ, thái độ, tinh thần trách nhiệm cao trong tự học, giúp học sinh cố gắng vươn lên. Đồng thời qua kiểm tra, đánh giá giúp GV có cơ hội kiểm nghiệm việc đổi mới phương pháp dạy học, trên cơ sở đó sẽ lựa chọn phương pháp tối ưu nhất.

Một yếu tố quan trọng nữa, việc kết hợp công tác thi đua, khen thưởng trong nhà trường với hoạt động ngoại khóa nhằm kích thích, thúc đẩy khả năng tự học của học sinh: đây là biện pháp không thể thiếu, nó thúc đẩy khả năng tự học của HS, lôi cuốn HS hăng say phấn đấu, để đạt thành tích cao trong học tập.

Sơ đồ: Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THPT Hòa An huyện Hòa An.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh Trường Trung học phổ thông Hòa An, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 97 - 99)