Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng nâng cao vai trò tự học của học sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh Trường Trung học phổ thông Hòa An, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 80 - 85)

3 Vận dụng phương pháp dạy học tích cực 6,58 48,78 14,64 Qua tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy: chỉ có 6,58% CBQL và G

3.2.3. Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng nâng cao vai trò tự học của học sinh

nâng cao vai trò tự học của học sinh

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Phương pháp dạy học của GV có tính quyết định đến phương pháp tự học của HS. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo điều kiện làm cho HS Trường THPT Hòa An: suy nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn so với trước. Tuân theo định hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS trên cơ sở tự giác, tự khám phá (tự tìm hiểu, phát hiện và giải quyết tình huống học tập theo sự tổ chức hướng dẫn của GV).

Trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực của PPDH truyền thống và áp dụng công nghệ dạy học hiện đại nhằm thay đổi cách thức, phương pháp học tập của HS. Từng bước chuyển từ lối dạy thụ động, truyền thụ một chiều, thầy dạy – trò ghi nhớ phổ biến hiện nay thành thầy dạy – trò tự học tạo ra năng lực tự học của HS.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức tiến hành

Quá trình dạy học luôn có sự thống nhất biện chứng giữa dạy và học. Một trong những yếu tố tạo nên động lực cho việc học tập chủ động trong quá trình tự học của HS là cách dạy của GV. Muốn tích cực hóa hoạt động học tập, phát huy cao độ vai trò chủ thể của người học, đòi hỏi GV phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học của mình sao cho phù hợp với đối tượng. Đối với trường THPT Hòa An thuộc vùng dân tộc miền núi, việc học tập của HS còn nhiều khó khăn, hạn chế, trong đó đặc biệt HS cần được nâng cao năng lực tự học một cách có hiệu quả. Vì vậy cần có sự chỉ đạo đổi mới PPDH phù hợp đối tượng và môi trường dạy học để nâng cao năng lực tự học của HS. Muốn thế cần bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực sư phạm, tâm huyết nghề nghiệp,… đến mỗi GV và tạo mọi điều kiện để thực hiện được tư tưởng này.

- Cần quán triệt cho toàn thể cán bộ, GV nhà Trường nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đổi mới PHDH đối với việc học tập và đào tạo HS. - Đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HS đang là vấn

đề quan tâm hàng đầu cho sự phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, trước hết nhằm bồi dưỡng năng lực tự học và phương pháp tự học, phát huy năng lực tư duy sáng tạo của HS Trường THPT Hòa An.

Việc chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH phải được tiến hành đồng bộ từ lãnh đạo nhà Trường, các tổ chuyên môn và đến từng GV, trong đó tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở để thực hiện đổi mới PPDH phù hợp với môn học và HS. Việc sinh hoạt các tổ phải lấy nội dung đổi mới PPDH làm nội dung sinh hoạt thường xuyên. Việc đổi mới PPDH cần lấy mục tiêu phát huy tính tích cực của HS để thực hiện.

- Lựa chọn phương pháp thích hợp:

Thực tế hiện nay, Trường THPT Hòa An đã và đang thực hiện đổi mới chương trình GD phổ thông trong đó tập chung vào đổi mới PPDH nhằm phát triển tư duy độc lập sáng tạo của học sinh. Song thực tế cho thấy, chất lượng học tập của HS nhà trường đã có tiến bộ so với trước nhưng vẫn còn thấp. Vì vậy nhà trường cần có sự lựa chọn phương pháp sao cho thật phù hợp với HS qua đó để nâng cao được năng lực tự học cho các em. Vì vậy việc lựa chọn PPDH nhằm phát huy năng lực tự học cho HS nhà Trường cần tập trung vào các hướng sau:

+ Phát huy tính tự giác, tích cực học tập, kinh nghiệm và vốn sống của HS trong quá trình dạy học để biến quá trình đào tạo, bồi dưỡng thành quá trình tự đào tạo, tự bồi dưỡng, khai thác tính “phát hiện”, “tự học” trong học tập.

+ Hình thành và phát triển hệ thống kỹ năng tự học cho HS.

+ Đổi mới PPDH trên cơ sở sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại. + Đổi mới cách KT – ĐG.

Thay đổi các hình thức tổ chức dạy học trong điều kiện cho phép: thảo luận nhóm, tạo điều kiện và không khí thuận lợi để HS tranh luận với GV, với bạn bè và tự đánh giá cũng như đánh giá lẫn nhau.

Với những định hướng trên cần đổi mới những mặt chủ yếu sau: + Đổi mới hoạt động giảng dạy của GV:

GV cần thiết kế, tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của HS theo mục tiêu cụ thể của mỗi bài giảng cần đạt; tổ chức hoạt động trên lớp: hoạt động cá nhân hoạt động nhóm, tìm tòi, phát hiện; điều chỉnh các hoạt động trên lớp của HS; thiết kế việc sử dụng phương tiện trực quan, hiện tượng thực tế, tạo điều kiện HS vận dụng được tri thức của mình vào giải quyết vấn đề trong học tập.

+ Đổi mới hoạt động học tập của HS theo hướng:

- HS là chủ thể tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức và kỹ năng. - Tự lực tham gia vào các hoạt động học tập do GV hướng dẫn.

- Học sinh bộc lộ khả năng tự nhận thức, tự bảo vệ ý kiến của mình khi tranh luận, nêu thắc mắc, nêu tình huống vào tham gia giải quyết vấn đề.

+ Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học:

- Cần xác định rõ công việc của GV và HS trong quá trình dạy học. - Thực hiện các hình thức dạy học đa dạng, phong phú. Thay đổi các hình thức tổ chức dạy học trong điều kiện cho phép: thảo luận nhóm, tạo điều kiện và không khí thuận lợi để HS tranh luận với GV, với bạn bè và tự đánh giá cũng như đánh giá lẫn nhau.

+ Thực hiện quy trình giảng bài trên lớp để tích cực hóa hoạt động học tập của HS.

- Nêu vấn đề vào bài mới hấp dẫn để kích thích tính tò mò, lòng ham hiểu biết của HS, tạo cho HS nhu cầu mong muốn tìm tòi, phát hiện tri thức, từ đó HS tự giác, tích cực tham gia vào hoạt động học tập.

- Chuyển giao nhiệm vụ cụ thể cho HS, đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề, để HS được thử thách và ý thức được vấn đề cần giải quyết.

- Hướng dẫn HS hoạt động để tìm tòi tri thức mới: thảo luận theo nhóm, hoặc cả lớp, tiến hành hoạt động học tập tình huống,… GV cần quan sát, bao quát từng nhóm, từng cá nhân để có thể hướng dẫn hoặc giúp đỡ kịp thời khi HS gặp khó khăn.

- Mỗi bài giảng cần dành thời gian để kết luận, đánh giá buổi học và hướng dẫn HS học tập và nghiên cứu ở nhà.

Các định hướng trên sẽ chỉ được thực hiện có hiệu quả khi GV bộ môn nắm vững được đặc điểm của đối tượng dạy học và các thiết kế phù hợp với các đặc điểm đó. Đặc điểm HS dân tộc Trường THPT Hòa An là “rụt rè” (thụ động), chưa tích cực chủ động trong học tập và sinh hoạt, v.v... thì các thiết kế của hoạt động dạy học phải khắc phục được các nhược điểm đó mới phát huy được tính “tự học” của HS.

- Trong đổi mới PPDH cần thực hiện “dạy học phân hóa”. Đây là một trong những nội dung cơ bản của đổi mới PPDH và đổi mới GD. Việc dạy học phân hóa trong các lớp có HS dân tộc thiểu số là rất cần thiết sao cho thực hiện được việc “cá thể hóa” quá trình dạy và học để phát huy năng lực tự học của HS. Vì vậy từ lãnh đạo nhà Trường đến các tổ chuyên môn phải quán triệt sự chỉ đạo này để có biện pháp thực hiện.

- Xây dựng các quy định, hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên trên cơ sở chủ trương đổi mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các điều kiện thực tế của nhà trường:

+ Tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học cụ thể của từng cá nhân, tổ bộ môn trong đó nêu cụ thể nội dung giải pháp đổi mới.

+ Quy định về chuẩn bị trước giờ lên lớp và dạy học trên lớp đối với GV. + Cải tiến công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.

+ Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá kết quả việc đổi mới phương pháp dạy học thông qua các tiêu chí: xếp loại giáo án, xếp loại giờ dạy, kết quả tự học của học sinh, việc sử dụng các phương tiện dạy học.

+ Hướng dẫn các cán bộ quản lý ở các phòng ban, tổ chuyên môn thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình để làm tốt hoạt động quản lý đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên.

+ Tăng cường tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp tự học.

+ Tạo điều kiện để giáo viên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, PPDH, hướng vào việc khơi dậy và phát huy năng lực tự học của học sinh.

- Tiến hành kiểm tra thường xuyên, định kỳ về việc thực hiện đổi mới PPDH của GV. Các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch và tiến hành tự kiểm tra việc thực hiện đổi mới PPDH tổ mình và báo cáo Ban giám hiệu hàng tuần.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Đánh giá thực trạng đổi mới PPDH của GV nhà trường phải đảm bảo chính xác, khách quan. Các quy định về quản lý hoạt động đổi mới PPDH của GV phải bám sát văn bản hiện hành của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên và điều kiện thực tế của nhà trường.

- Đảm bảo các phương tiện thiết bi dạy học hỗ trợ cho đổi mới phương pháp; đáp ứng đầy đủ sách, tài liệu tham khảo để GV nghiên cứu.

- Trong quá trình dạy học giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp có mỗi quan hệ chặt chẽ, mục tiêu, nội dung thay đổi, phương pháp dạy học tất yếu phải thay đổi. Ngoài việc phát động, động viên, khuyến khích GV đổi mới PPDH, khen thưởng kịp thời những GV tích cực trong đổi mới PPDH,

nhà trường cần có những biện pháp cưỡng chế, hình thức kỷ luật phù hợp đối với những GV chây ỳ trong đổi mới PPDH hoặc cố tình làm trái với quy định.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh Trường Trung học phổ thông Hòa An, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 80 - 85)