Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng thúc đẩy hoạt động tự học của học sinh.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh Trường Trung học phổ thông Hòa An, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 85 - 90)

3 Vận dụng phương pháp dạy học tích cực 6,58 48,78 14,64 Qua tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy: chỉ có 6,58% CBQL và G

3.2.4. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng thúc đẩy hoạt động tự học của học sinh.

hướng thúc đẩy hoạt động tự học của học sinh.

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá để có sự điều chỉnh kịp thời và hợp lý đối với các hoạt động của quá trình dạy của GV và học của HS. Song cần đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học để thúc đẩy hoạt động tự học của HS, hình thành cho HS động cơ, thái độ học tập nghiêm túc, nâng cao trách nhiệm trong học tập.

Nâng cao trách nhiệm của GV trong công tác nghiên cứu, đầu tư cho quá trình dạy học

3.2.4.2. Nội dung và cách thức tiến hành

Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS hiện nay dựa trên các quy định, văn bản hướng dẫn của ngành, của trường, điều chỉnh kế hoạch kiểm tra đánh giá tự học của HS. Tập chung kiểm tra đánh giá việc thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ tự học của HS thông qua giờ học chính khóa trên lớp (nội dung tự học, hệ thống bài tập, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao).

- Xây dựng và phổ biến kế hoạch, phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng tăng cường hoạt động tự học của HS tới toàn thể các lực lượng giáo dục và tới toàn thể HS trong nhà Trường. Đồng thời quán triệt tới toàn thể GV: đổi mới kiểm tra đánh giá là một nội dung trọng tâm trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa của cấp THPT, đây là nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng tự học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung của nhà Trường.

Xây dựng kế hoạch tự học là việc làm thể hiện tính khoa học, nó giúp HS bố trí công việc, thời gian một cách hợp lý, hoàn thành đúng tiến độ và đạt chất lượng. Bao gồm: kế hoạch tuần, tháng, học kỳ, năm học.

+ Kiểm tra nội dung của kế hoạch: nội dung tự học mà cá nhân xác định theo hướng phấn đấu của bản thân, phương pháp, thời gian và tính khả thi.

+ Việc kiểm tra được thực hiện định kỳ theo định kỳ tuần, tháng. Giúp HS điều chỉnh, bổ sung kế hoạch khi chưa đạt yêu cầu.

- Kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ tự học của HS.

Do số lượng HS trong lớp đông, nhiệm vụ tự học của HS nhiều cho nên CBQL, GV không thể kiểm tra hết kết quả tự học của tất cả HS, vì vậy việc kiểm tra có thể dựa vào:

+ Giao các bài tập thường xuyên để HS tự học ở nhà có hiệu quả vào các buổi chiều hoặc buổi tối.

+ Kiểm tra thường xuyên giờ tự học thông qua hệ thống câu hỏi hoặc trắc nghiệm ngắn vào giờ học chính khóa ngày hôm sau nhằm đảm bảo trong giờ học, có thể kiểm tra được phần lớn học sinh về chất lượng tự học.

+ Kiểm tra ngẫu nhiên kết quả tự học của một vài HS.

+ Dựa vào đánh giá của GV qua nhận xét vào sổ ghi đầu bài.

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc kiểm tra đánh giá hoạt động tự học

+ Đối với học sinh ở khu vực nội trú:

Phân công trách nhiệm rõ ràng đối với từng lực lượng tham gia kiểm tra đánh giá hoạt động tự học. Thường xuyên kiểm tra các giờ tự học buổi tối của HS: việc duy trì sĩ số, chấp hành thời gian, nội quy trong giờ tự học.

Phân công trách nhiệm rõ ràng đối với từng lực lượng tham gia kiểm tra đánh giá HĐTH của HS: cán bộ quản lý HS, GVCN, GV bộ môn, cán bộ lớp, đội thanh niên cờ đỏ. . .việc kiểm tra phải được kết hợp chặt chẽ giữa kiểm tra quân số, nền nếp, nội dung và nhiệm vụ học tập để đánh giá chất lượng tự học.

Xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá HĐTH để CBQL, GV và các lực lượng kiểm tra đánh giá kết quả tự học.

+ Đối với học sinh không ở nội trú:

Cần tăng cường các biện pháp để phát triển môi trường tự học cho HS. Thực tế cho thấy giờ tư học của HS ở nhà trường có được duy trì hay không phần lớn phụ thuộc vào yêu cầu, nhiệm vụ của GV giao cho HS ngay từ trên lớp. Trong điều kiện cho phép (và nên tạo điều kiện) để việc "họp phụ huynh" tạo thành buổi trao đổi giữa GV chủ nhiệm, GV bộ môn với cha mẹ của HS. Muốn vậy, nên tổ chức "họp" theo nhóm, tổ, nếu được với phụ huynh của từng HS để trao đổi một cách chi tiết, cụ thể về hoạt động tự học của từng HS và tư vấn cho cha mẹ HS nên quan tâm như thế nào.

Thông qua ban đại diện cha mẹ HS là những người có uy tín tuyên truyền phổ biến những hiểu biết phổ thông về khoa học giáo dục, đồng thời động viên các bậc cha mẹ HS và nhân dân tham gia trong việc giáo dục HS trong đó đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần và việc tự học của HS.

Sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình là biện pháp hữu hiệu giúp GV và phụ huynh thuận lợi trong việc trao và nhận thông tin, qua sổ liên lạc phụ huynh nắm được những nhận xét và kết quả học tập của HS để kịp thời uốn nắn và tạo điều kiện cho các em tự học ngày càng tốt hơn.

Nhà trường, đặc biệt là GVCN thường xuyên thăm gia đình HS là hình thức phổ biến và có hiệu quả tới từng HS. Đến thăm hỏi gia đình HS, GV tạo sự gần gũi và hiểu được hoàn cảnh sống, lao động và học tập và mức độ quan tâm của gia đình đối với HS, hiểu được tâm tư nguyện vọng của HS,…đồng thời qua trao đổi với GV gia đình để tổ chức công việc gia đình, tạo điều kiện thời gian và điều kiện cho việc học tập của HS.

- Thông qua các giờ lên lớp, GV giao các nhiệm vụ và nội dung tự học để HS thực hiện trong các giờ tự học. Thường xuyên kiểm tra kết quả tự học của mỗi HS trong các giờ lên lớp để đánh giá mức độ hoàn thành các nhiệm vụ tự học.

+ Đối với nhiệm vụ xử lý thông tin trước và sau bài giảng. GV bằng việc HS tham gia ý kiến, nêu thắc mắc trong khi cùng GV giải quyết nhiệm vụ bài giảng

+ Đối với các bài tập bắt buộc. GV đánh giá trực tiếp vào bài viết và vở chuẩn bị của HS.

+ Thực hiện đổi mới hình thức kiểm tra, thi cử để tăng cường hoạt động tự học của HS. Thiết lập ngân hàng đề thi, hướng dẫn nội dung đề thi theo các nội dung để HS tăng cường tự học. Mỗi bài học, GV cần thiết lập hệ thống câu hỏi, bài tập yêu cầu tự học đối với HS. Trên cơ sở nội dung câu hỏi, bài tập của từng bài, giáo viên lựa chọn nội dung ra đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết, học kỳ. Việc ra đề được xây dựng dựa trên nội dung câu hỏi, các kiến thức cơ bản HS đã học và có phần mở rộng, đào sâu kiến thức, bài tập đã giao cho HS.

+ Tổ chức kiểm tra, thi tại lớp cần sử dụng nhiều hình thức khác nhau: vấn đáp, tự luận, trắc nghiệm khách quan. Ra đề khác nhau nhằm hạn chế việc quay cóp, sử dụng tài liệu.

+ Kiểm tra việc thiết lập ngân hàng đề kiểm tra của giáo viên qua từng bài lên lớp, qua các đề giáo viên đã lựa chọn cho HS kiểm tra. Kiểm tra việc thực hiện quy chế cho điểm. Đột xuất dự giờ giáo viên để kiểm tra việc giao nhiệm vụ học tập và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

+ Hướng dẫn HS tự tiến hành kiểm tra theo các hình thức (tự kiểm tra theo kế hoạch cá nhân, kiểm tra giữa các cá nhân trong lớp, giữa các bàn trong tổ hay giữa các tổ trong lớp).

- Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ tự học của HS thông qua kết quả giải quyết các câu hỏi, bài tập GV giao cho HS, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập của cá nhân với các nội dung được giao để đánh giá kết quả hoạt động tự học.

- Tiến hành sơ kết và nhận xét cuối tuần, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học để đánh giá những mặt tốt, mặt kém, rút kinh nghiệm trong quản lý. Giao cho GVCN, GVBM thông báo kịp thời kết quả đến tận HS và gia đình HS.

Để đảm bảo các yêu cầu kiểm tra đánh giá và nâng cao giá trị của kết quả HĐTH. Việc đánh giá xếp loại kết quả học tập của từng HS cần phải kèm theo những nhận xét về tinh thần, thái độ, năng lực tự học của HS.

- Thực hiện công tác động viên, khen thưởng: tuyên dương, khen thưởng HS có thành tích học tập cao, có cố gắng, động viên kịp thời những HS còn yếu kém, khuyến khích các em học tập tốt hơn.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Quán triệt hướng dẫn hiện nay của Bộ GD&ĐT, từ đó có đề xuất phù hợp với trường THPT Hòa An.

- Cán bộ, GV và HS phải hiểu rõ vai trò của kiểm tra, đánh giá tăng cường hoạt động tự học của HS. Ban giám hiệu cần quán triệt vai trò của kiểm tra đánh giá hoạt động tự học trong việc giúp GV tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy, học sinh tự điều chỉnh hoàn thiện hoạt động học để mỗi GV và HS thực hiện nghiêm túc.

- Xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức kiểm tra; xây dựng các công cụ kiểm tra, đánh giá cần phải cụ thể, dễ hiểu, dễ làm.

- Do đặc thù của nhà trường hiện nay vừa có HS nội trú ở KTX, vừa có HS ngoại trú việc tổ chức cho HS tự học thực chất là phải giao các nhiệm vụ, các yêu cầu cụ thể ngay trong giờ lên lớp, đồng thời kích thích động cơ, tăng cường kiểm tra, đánh giá liên tục và thường xuyên. Vì vậy việc kiểm tra, đánh giá và tăng cường tính tích cực học tập của HS phụ thuộc vào sự nhiệt tình, trách nhiệm của người GV.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh Trường Trung học phổ thông Hòa An, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w