Quản lý hoạt động tự học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh Trường Trung học phổ thông Hòa An, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 28 - 30)

1.3.2.1. Khái niệm

Hoạt động tự học: “Hoạt động là sự tương tác tích cực của chủ thể và đối tượng nhằm biến đổi đối tượng theo mục đích mà chủ thể tự giác đặt ra để thỏa mãn nhu cầu của bản thân”[24].

HĐTH là quá trình tổ chức nhận thức độc lập, tự phát huy năng lực cá nhân một cách tích cực, tự giác, tự lực chiếm lĩnh tri thức khoa học. HĐTH về bản chất là sự tiếp thu, tự xử lý thông tin, chủ yếu bằng các thao tác trí tuệ.

Quản lý hoạt động tự học: là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quản lý giáo dục nói chung và QL nhà trường nói riêng, là bộ phận cấu thành nên hệ thống QL quá trình giáo dục, đào tạo trong nhà trường. QL hoạt động tự học của HS bao gồm hai quá trình cơ bản là QL hoạt động tự học trong giờ lên lớp và QL hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp, được tiến hành trên cả hai phương diện ở trường và ở nhà.

QL hoạt động tự học là sự tác động của chủ thể quản lý đến quá trình tự học của HS làm cho HS tích cực, chủ động tự chiếm lĩnh tri thức bằng sự cố gắng nỗ lực của chính mình. QL hoạt động tự học của HS có liên quan chặt chẽ với quá trình tổ chức dạy học của giáo viên.

Như vậy, QL hoạt động tự học là một hệ thống các tác động sư phạm có mục đích, phương pháp, kế hoạch của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đến toàn bộ quá trình tự học của HS nhằm thúc đẩy HS tự giác, tích cực, chủ động tự chiếm lĩnh tri thức bằng sự cố gắng nỗ lực của chính bản thân.

1.3.2.2. Bản chất của quản lý hoạt động tự học

Trong quá trình học tập bao giờ cũng có tự học, thực chất của quá trình này là học “cách học”, phát triển năng lực của người học. Trong tự học bước đầu thường có nhiều lúng túng, nhưng chính những lúng túng đó lại là động lực thúc đẩy học sinh tư duy để thoát khỏi những “ lúng túng”, nhờ vậy mà thành thạo lên. Khi đã thành thạo thì hay đặt ra những câu hỏi, phát hiện vấn đề và từ đó đi đến có đề tài nghiên cứu. Do vậy việc quản lý HĐTH của học sinh thực chất là quản lý phương pháp học tập, trong đó chú trọng đến phương pháp tự học.

1.3.2.3. Nội dung quản lý hoạt động tự học

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy“Cách học tập ... lấy tự học làm cốt,

có thảo luận và chỉ đạo giúp vào” [20, tr.6]. Tự học là hoạt động chính của

người tự học, được tiến hành ngoài giờ lên lớp nhằm nắm vững và mở rộng tri thức, nó mang tính độc lập cao, mang đậm sắc thái cá nhân. Như vậy tự học có động lực chủ yếu từ nội lực bên trong (nhu cầu, hứng thú), kết quả tự học phụ thuộc vào yếu tố tự giác, tích cực và phương pháp của người học, tuy nhiên nó không tách biệt với yếu tố bên ngoài (ngoại lực). Muốn học sinh tích cực tự học, không thể coi nhẹ vai trò của quản lý – không có sự định hướng, hướng dẫn thì tự học là một vấn đề rất khó khăn, hiệu quả không cao; không có sự quản lý, kiểm tra, giám sát, tạo điều kiện thì tự học thiếu tích cực, thiếu khoa học, người học không thể nỗ lực và tất yếu kết quả của việc tự học không cao. Để quản lý tốt việc tự học thì người quản lý phải giải quyết tốt một số nội dung sau đây:

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh Trường Trung học phổ thông Hòa An, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 28 - 30)